Câu 1: Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách ngăn hụt là:
A. Cá ` B. Lưỡng cư C. Chim D. Bò sát
Câu 2: Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?
A. Giữ nhiệt cho cơ thể.
B. Làm cho lông không thấm nước.
C. Làm thân chim nhẹ.
Câu 3: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao ?
A. Thân nhiệt ổn định. B. Thân nhiệt không ổn định.
C. Thân nhiệt cao D. Thân nhiệt thấp
Câu 4: Đặc điểm cấu tạo chi sau chim bồ câu như thế nào ?
A. Bàn chân có 5 ngón, có mảng dính giữa các ngón
B. Bàn chân có 4 ngón, có mảng dính giữa các ngón.
C. Có 5 ngón: 3 ngón trước và 2 ngón sau.
D. Có 4 ngón: 3 ngón trước và 1 ngón sau.
Câu 5: Lông vũ được chia làm hai loại là những loại nào ?
A. Lông đuôi và lông cánh. B. Lông bao và lông bâu.
C. Lông cánh và lông bao. D. Lông ống và lông tơ.
Câu 6: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì ?
A. Lông bao. B. Lông cánh. C. Lông tơ. D. Lông mịn
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của phổi chim bồ câu là gì ?
A. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí.
B. Phổi có mao mạch phát triển.
C. Có không vách ngăn,mao mạch không phát triển.
D. Có nhiều vách ngăn.
Câu 8: Hệ thống túi khí và phổi phát triển nhiều nhất ở:
A. Bò sát B. Chim C. Châu chấu D. Thú
Câu 9: Bộ phận diều của chim bồ câu có tác dụng:
A. Tiết ra dịch vị.
B. Tiết ra dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
C. Tiết ra dịch tụy
D. Chứa và làm mền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì ?
A. Miệng có mỏ xừng.
B. Trên thực quản có chỗ phình to là diều.
C. Không có miệng và mỏ xừng.
D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
Câu 11: Tập tính của chim nhiều hơn tập tính của bò sát vì :
A. Hệ tuần hoàn của chim phát triển hơn của bò sát
B. Hệ bài tiết của chim phát triển hơn của bò sát
C. Hệ thần kinh của chim phát triển hơn của bò sát
D. Tấtcả đều đúng.
Câu 12: Tập tính kiếm ăn của chim đa dạng vì:
A. có loài hoạt động kiếm ăn về ban ngày.
B.có loài hoạt động kiếm ăn về ban đêm
C. có loài hoạt động kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm .
D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Nhóm chim nào sau đây có tập tính di cư:
A. Cò, vạc, gà, cu gáy, sáo.
B. Diệc xám, mòng két, ngỗng trời, sếu.
C. Chim én, cò, vạc
D. Tất cả đều sai.
Câu 14: Hệ tuần hoàn của Bò sát có cấu tạo?
A. Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
B. Tim có hai ngăn và hai vòng tuần hoàn
C. Tim có ba ngăn tâm thất có vách ngăn hụt và hai vòng tuần hoàn.
D. Tim có bốn ngăn và hai vòng tuần hoàn
Câu 15: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.
A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt
C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ.