1. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí ở đktc cần để đốt cháy hoàn toàn 16 gam lưu huỳnh là:
A. 11,2 lít
B. 22,4 lít
C. 44,8 lít
D. 56 lít
2. Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào ?
A. Khối lượng mol của chất khí
B. Nhiệt độ và áp suất của chất khí
C. Bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí
D. Khối lượng riêng của chất khí
3. Lưu huỳnh cháy trong không khí là do:
A. Lưu huỳnh tác dụng với khí cacbon đioxit
B. Lưu huỳnh tác dụng với oxi và nitơ
C. Lưu huỳnh tác dụng với nitơ
D. Lưu huỳnh tác dụng với oxi
4.Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo cùng nhiệt độ và áp suất) thì:
A. Chúng có cùng số mol
B. Chúng có cùng khối lượng
C. Chúng có cùng số phân tử
D. Câu A và C đúng
5. Khi đốt lưu huỳnh ngoài không khí, sau đó đưa vào bình đựng khí oxi. Lưu huỳnh cháy sáng hơn là do:
A. Trong bình có nhiệt độ cao hơn
B. Lượng oxi trong bình nhiều hơn ngoài không khí
C. Lượng oxi trong bình ít hơn ngoài không khí
D. Trong bình chỉ có khí oxi, không có khí nitơ như ngoài không khí
6. Thành phần chủ yếu của không khí bao gồm:
A. Nitơ, oxi và cacbon đioxit
B. Nitơ, oxi và một số chất khí khác
C. Chỉ có nitơ và oxi
D. Tất cả các chất khí
7. Điều khẳng định nào sau đây về tính chất của oxi là đúng?
A. Oxi là chất khí có khả năng tan vô hạn trong nước
B. Oxi là chất khí có khả năng không tan trong nước
C. Oxi là chất khí có khả năng tan ít trong nước
D. Oxi là chất khí có khả năng phản ứng với nước
8. Đốt cháy một lượng dư photpho (P) trong một chuông thủy tinh kín đựng không khí úp trong chậu nước. Sau phản ứng nước dâng lên khoảng 1/5 khoảng trống trong chuông. Chất còn lại phần lớn trong chuông thủy tinh là:
A. Oxi
B. Nitơ
C. Oxi và nitơ
D. Hơi nước
9. Trong không khí, điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Thể tích nitơ lớn hơn thể tích oxi
B. Thể tích nitơ nhỏ hơn thể tích oxi
C. Thể tích nitơ bằng thể tích oxi
10. Oxit là hợp chất được tạo thành từ:
A. Oxi và kim loại
B. Oxi và phi kim
C. Oxi và một nguyên tố hóa học khác
D. Một kim loại và một phi kim