Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiBT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuống hai chiếc râu.(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm.(4) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. (7) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(8) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. a. Gạch dưới các từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. b. Biện pháp nhân hóa có trong đoạn văn trên thuộc những kiểu nhân hóa nào? Xếp chúng vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
c. Biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Dế Mèn ( về hành động, tính cách)? BT3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt." (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) a. Theo em, cách miêu tả cơn mưa mùa xuân của tác giả có gì độc đáo? b. Từ đó, hãy viết một đoạn văn tả cảnh khu vườn nhà em sau cơn mưa rào trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. |