Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam KìĐề 1: Phan Châu Trinh (1872 – 1926) tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.Ông đỗ Phó bảng năm Tân Sửu ( 1901), làm quan một thời gian rồi từ quan, đi làm cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt ( duy tân ), làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nên nền độc lập quốc gia. Tuy con đường ấy có phần ảo tưởng nhưng nhiệt huyết cứu nước của Phan Châu Trinh rất đáng khâm phục. Năm 1908, ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Ba năm sau, khi được trả tự do, Phan Châu Trinh sang Pháp tìm cách thúc đẩy cải cách chính trị ở Đông Dương nhưng công việc không thành. Năm 1925, ông về Sài Gòn, diễn thuyết được vài lần, sau đó ốm nặng rồi mất(...) Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào ; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh quốc hồn ca I, II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914), Xăng-tê thi tập (1914 – 1915), Giai nhân kì ngộ diễn ca (1915),Thất điều trần (1922), Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa (1925), Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)... Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây ( gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Gài Gòn( nay là Thành phố Hồ Chí Minh) (...) ( Trích Về luân lí xã hội ở nước ta, Tr 85, SGK Ngữ văn 11, Tập II, NXBGD 2007) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 1/ Văn bản trên có mấy ý chính ? Đó là những ý gì ? 2/ Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì ? 3/ Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta được gọi là bài diễn thuyết. Anh( chị ) hiểu thế nào là diễn thuyết ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong cuộc sống hôm nay. |