Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết sự khác nhau trong quan niệm về việc nở nụ cười của người Việt là gìHọc giả Nguyễn Văn Vĩnh từng viết bài nghị luận “Xét tật mình” đăng trong Đông Dương tạp chí trong đó có phần nói về cái tật “Gì cũng cười”: “An Nam ta có một thói lạ là gì cũng cười. Người ta khen cũng cười, chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, quấy cũng hì, phải cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang. Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền (…). Hóa ra người Việt mình từ xa xưa đã có tật gặp gì cũng cười, dù phải dù trái, hoặc bất cứ ở đâu cũng cứ dùng cái cười đi trước… Có người bảo như thế có tác dụng làm giảm đi những nỗi lo toan, suy tính trong mọi sinh hoạt đời thường, mà cốt chỉ để chan hòa tình nghĩa xóm làng và thế thái nhân tình. Thật ra lý luận đó chỉ đúng một phần, vì chính cái nụ cười không đúng nơi, không đúng chỗ chẳng phải đã làm cho dân ta chậm tiến và bộc lộ rõ cái tính xuề xòa đó thôi sao. Hơn nữa gặp gì cũng cười còn biểu lộ bản chất “bình dân hóa” trong mọi hoàn cảnh, làm mất thời giờ, tốn công sức, làm mất phương hướng… nhất là ở chốn hội họp, nơi tôn nghiêm, nơi làng xã… Bạ đâu cười đó thể hiện sự thiếu suy nghĩ, hời hợt. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, người nước ngoài thường nhắc đến Việt Nam đất nước của nụ cười, của sự thân thiện. Nhưng ta nên tách biệt nụ cười “đúng lúc, đúng chỗ, đúng sự việc” nếu không sẽ là nụ cười vô duyên, làm mất cảm tình và gây thất bại trong mọi cuộc giao tiếp. (Trích https://www.tienphong.vn/van-nghe/gi-cung-cuoi-74446.tpo ) . Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết sự khác nhau trong quan niệm về việc nở nụ cười của người Việt là gì? Theo anh/chị, việc tác giả trích dẫn quan điểm của học giả Nguyễn Văn Vĩnh với mục đích gì? |