câu1. Hoán dụ là gì? *
A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Là đối chiếu sự vật, sự viêc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
C. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới đồ vật, loài vật … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
D. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 2. Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
A. Có hai loại hoán dụ
B. Có ba loại hoán dụ
C. Có bốn loại hoán dụ
D. Có năm loại hoán dụ
Câu 3. Trong những câu sau, câu nào KHÔNG dùng phép hoán dụ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
B. Anh ấy là một chân sút cừ khôi.
C. Cha dắt con đi trên cát mịn. Ánh nắng chảy đầy vai.
D. Ngày Huế đổ máu. Chú Hà Nội về
Câu 4. Trong câu thơ “Đứng lên, thân cỏ, thân rơm. Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn” những sự vật nào được dùng trong phép tu từ hoán dụ?
A. Thân cỏ, thân rơm
B. Thân cỏ, súng gươm
C. Búa liềm, súng gươm
D.Cả A và C
Câu 5. Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?
A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
C. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
D. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng