Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tình trạng, được gọi làCÂU HỎI DẠNG NHẬN BIẾT
Câu 1. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng, được gọi là A. cặp gen tương phản. B. cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. C. hai cặp tính trạng tương phản. D. cặp tính trạng tương phản. Câu 2. Menđen tìm ra qui luật phân li trên cơ sở nghiên cứu phép lai A. hai cặp tính trạng. B. một cặp tính trạng. C. một hoặc nhiều cặp tính trạng. D. nhiều cặp tính trạng. Câu 3. Theo Menđen, khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì thế hệ thứ nhất A. đồng tính về tính trạng lặn. B. đồng tính về tính trạng trội. C. phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 trội :1 lặn. D. phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội :1 lặn. Câu 4. Tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F 1 trong thí nghiệm của Menđen được gọi là tính trạng A. trội. B. lặn. C. trung gian. D. tương phản. Câu 5. Menđen sử dụng phép lai phân tích trong thí nghiệm của mình để xác định A. quy luật di truyền chi phối tính trạng. B. kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội. C. một tính trạng là trội hay lặn. D. cá thể thuần chủng chuẩn bị cho các phép lai. Câu 6. Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn để A. xác định được các dòng thuần. B. cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai. C. xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. D. xác định được phương thức di truyền của tính trạng. Câu 7. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng tính trạng mầu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì A. tỷ lệ phân li kiểu hình của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn. B. các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình thụ tinh. C. tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó. D. sự phân bố tỷ lệ kiểu hình luôn đồng đều ở hai phép lai thuận và nghịch. Câu 8. Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng làm A. tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. giảm sự xuất hiện biến dị tổ hợp. C. giảm sự xuất hiện số kiểu hình. D. tăng sự xuất hiện số kiểu hình. Câu 9: Cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể được thể hiện rõ nhất ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 10: Ở kì trung gian của quá trình nguyên phân, NST có đặc điểm A. sợi mảnh, duỗi xoắn và diễn ra sự tự nhân đôi. B. sợi mảnh, đóng xoắn. C. NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. D. NST kép chẻ dọc ở tâm động, mỗi NST đơn phân ly về một cực của tế bào. Câu 11: Đối tượng nào sau đây con cái có cặp NST giới tính XY và con đực có cặp NST giới tính XX? A. Người và ruồi giấm. B. Động vật có vú và ruồi giấm. C. Chim và bướm. D. Châu chấu và ruồi giấm. Câu 12. Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra qui luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là A. ruồi giấm. B. bí ngô. C. cà chua. D. đậu Hà lan. Câu 13: Cách sắp xếp NST ở kì giữa của lần phân bào 2 là A. các NST kép xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc. B. các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. C. các cặp NST đơn 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc. D. các NST đơn xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc. Câu 14: Giảm phân diễn ra ở tế bào A. sinh dưỡng. B. sinh dục ở thời kỳ chín. C. sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục. D. sinh dục. Câu 15: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân, tế bào này có A. 4 NST đơn. B. 4 NST kép. C. 8 NST đơn. D. 8 NST kép. Câu 16. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở tế bào A. sinh dưỡng. B. sinh dục vào thời kì chín. C. mầm sinh dục. D. sinh dưỡng và hợp tử. Câu 17. Con cái mang NST giới tính XX, còn con đực mang cặp NST giới tính XY có ở loài nào? A. Chấu chấu, rệp. B. Chim, bướm, một số loài cá. C. Bọ gậy, ếch nhái. D. Ruồi giấm, thú, người. Câu 18: Nhìn dưới kính hiển vi của một tế bào người ta thấy từng NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào này đang ở kỳ nào của nguyên phân? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 19: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân? A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 20: Sự tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN trong ribôxôm theo tỉ lệ A. 3 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 3. D. 2: 2. Câu 21. Cho biết cây đậu Hà Lan, gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là A. AA và Aa. B. AA và aa. C. Aa và aa. D. AA, Aa và aa. Câu 22. Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là A. AaBb x aabb B. AaBb x AABB C. AaBb x AAbb D. AaBb x aaBB Câu 23. Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 hoa đỏ, cho F 1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F 2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F 2 ? A. Lai cây hoa đỏ F 2 với cây F 1 . B. Cho cây hoa đỏ F 2 tự thụ phấn. C. Lai cây hoa đỏ F 2 với cây hoa đỏ P. D. Lai phân tích cây hoa đỏ F 2 . Câu 24. Theo kết quả thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thuần chủng thì thế hệ thứ 2 có tỉ lệ kiểu gen là A. 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa. B. 0,50AA : 0,50aa. C. 0,75AA : 0,25aa. D. 100% Aa. Câu 25: Điểm khác nhau cơ bản trong quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực là A. từ noãn bào bậc 1 sau giảm phân tạo một trứng và ba thể cực. B. từ noãn bào bậc 1 tạo ra 4 trứng. C. trứng sẽ được thụ tinh. D. cả trứng và thể cực sẽ tiêu biến. Câu26. Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n). B. từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. C. trải qua kì trung gian và giảm phân. D. hình thức sinh sản của tế bào. Câu 27. Ở cải bắp 2n = 18, số nhóm gen liên kết tương ứng sẽ là A. 9. B. 18. C. 27. D. 32. Câu 28. Biết bộ NST của một tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Vào kì đầu nguyên phân, kí hiệu bộ NST tế bào được viết là A. AAaaBBbbXYXY. B. AaaABbBbXXYY. C. AaAaBbBbXYXY. D . AAaaBBbbXXYY. Câu 29. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp: - A - T - G - X - T -. Đoạn mạch đơn bổ sung là A. - T - A - X - X - A- C. - T - T - X - G - A - B. - T - A - X - G - A - D. - T - A - X - G - T - Câu 30. Một đoạn ARN có trình tự các nuclêôtit: - A - U - G - X - U - U - G - . Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn đã tổng hợp ra đoạn ARN trên là A. - T - T - X - G - T- T - X -. C. - T - A - X - G - A - A - X-. B. - T - A - G - X - A - A - X -. D. - T - A - G - G - A- X - G -. Câu 31. Trong 3 phân tử ADN, ARN và prôtêin bậc 1, phân tử nào có kích thước lớn nhất? A. ADN và ARN. B. Prôtêin bậc 1. C. ADN. D. ARN. Câu 32. Những yếu tố nào sau đây tham gia vào quá trình dịch mã? I. mARN. II. tARN. III. ADN. IV. Ribôxôm. V. a.a. VI. enzim
A. I, II, III, IV, VI. B. I, II, IV, V, VI. C. I, III, IV, V, VI. D. II, III, IV, V, VI.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 33. Ở cà chua A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Phép lai Aa x AA cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là A. 100% quả đỏ. B. 1 đỏ: 1 vàng. C. 3 đỏ: 1 vàng. D. 9 đỏ: 7 vàng. Câu 34. Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho ra các loại giao tử là: A. AB, Ab, aB, ab. B. AB, ab. C. Ab, aB, ab. D. AB, Ab, aB. Câu 35. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả ở F 1 như thế nào? A. Toàn lông ngắn B. Toàn lông dài C. 1 lông ngắn : 1 lông dài D. 3 lông ngắn : 1 lông dài Câu 36. Có 5 tế bào của một loài cùng nguyên phân với số lần bằng nhau, tổng số tế bào con được tạo ra là 90. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D . 5 lần. Câu 37. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n = 40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân có tổng số NST là A. 50. B. 200. C. 150. D. 400. Câu 38. Một con gà mái có 10 tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp 3 lần, các tế bào con sinh ra giảm phân bình thường. Số lượng thể cực được tạo ra là A. 320. B. 80. C. 240. D. 30. Câu 39. Ở ruồi giấm, tế bào có 2n = 8 NST. Có 2 tế bào ruồi giấm cùng nguyên phân liên liếp 3 lần. Số NST có trong tất cả các TB con được tạo ra là A. 256. B. 128. C. 64. D. 512. Câu 40. Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài nguyên phân với số lần bằng nhau là 5 lần. Tổng số tế bào con có 7360 nhiễm sắc thể. Đây là tế bào của loài nào? A. Người. B. Lúa nước. C. Gà. D. Tinh Ti |