Huế Vũ Bích | Chat Online
04/05/2020 18:38:00

Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ


Câu 1:Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. CH4, C2H6, CO2.           B. C6H6, CH4, C2H5OH.          C. CH4, C2H2, CO.      D. C2H2, C2H6O, CaCO3.

Câu 2:Dãy các chất nào sau đây đều là  hiđrocacbon ?

A. C2H6, C4H10, C2H4.          B. CH4, C2H2, C3H7Cl.     C. C2H4, CH4, C2H5Cl.     D. C2H6O, C3H8, C2H2.

Câu 3: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của  hiđrocacbon ?

A. C2H6O, CH4, C2H2.      B. C2H4, C3H7Cl, CH4.     C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl.    D. C2H6O, C3H8,C2H2.

Câu 4: Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có

A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.                 B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.

C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.                 D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.

Câu 5:  Hoá trị của cacbon, oxi,  hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là :

A. IV, II, II.            B. IV, III, I.                  C. II, IV, I.                       D. IV, II, I.

Câu 6:Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là   A. I.          B. IV.             C. III.          D. II.

Câu 7:Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là

A. mạch vòng.                                                          B. mạch thẳng, mạch nhánh.

C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.                 D. mạch nhánh.

Câu 8:Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết

A. thành phần phân tử.                            B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.

Câu 9:Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ?

A. C6H6.              B. C2H4.               C. CH4.                    D. C2H2.

Câu 10:Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là

A. CH4.B.                                   C2H6.                       C. C3H8.                        D. C2H4.

Câu 11:Tỉ khối hơi của khí A đối với CH4 là 1,75 thì khối lượng phân tử của A là

A. 20 đvC.                             B. 24 đvC.                          C. 29 đvC.                      D. 28 đvC.

Câu 12:Tính chất vật lí cơ bản của metan là

A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.              B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước.

C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.

D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.

Câu 13:Trong phân tử metan có

A. 4 liên kết đơn C – H.                                              B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H.

C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H.         D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.

Câu 14:Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo ?

A. C6H6                                                       B. C2H2                                                  C. C2H4                          D. CH4

Câu 15:Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là

A. khí nitơ và hơi nước.                                           B. khí cacbonic và khí  hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon.                                       D. khí cacbonic và hơi nước.

Câu 16:Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là

A. metan.                           B. benzen.                                      C. etilen.                              D. axetilen.

Câu 17:Khi đốt cháy khí metan bằng khí oxi thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi nào dưới đây để được hỗn hợp nổ ?

A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi.                 B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi.

C. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi.                       D. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi.

Câu 18:Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với

A. H2O, HCl.                  B. Cl2, O2.                     C. HCl, Cl2.                    D. O2, CO2.

Câu 19:Phản ứng đặc trưng của metan là

A. phản ứng cộng.                 B. phản ứng thế.               C. phản ứng trùng hợp.              D. phản ứng cháy.

Câu 20:Phản ứng biểu diễn đúng giữa metan và clo là

A. CH4 + Cl2  CH2Cl2 + H2.                                    B. CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl.

C. CH4 + Cl2  CH2 + 2HCl.                                     D.2CH4 + Cl2  2CH3Cl + H2.

Câu 21:Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng

A. dung dịch nước brom dư.                                        B. dung dịch NaOH dư.

C. dung dịch AgNO3/NH3 dư.                                      D. dung dịch nước vôi trong dư.

Câu 22:Chất hữu cơ nào sau đây, khi cháy tạo thành số mol khí CO2 nhỏ hơn số mol hơi nước ?

A. CH4                                        B. C2H4                                          C. C2H2                                D. C6H6

Câu 23:Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích  hiđrocacbon X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích  hiđrocacbon X khi đem đốt (trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất).  Hiđrocacbon đó là

A. C2H2.                                B. C2H4.                          C. CH4.                         D. C3H6.

Câu 24:Phương pháp nào sau đây nhằm thu được khí metan tinh khiết từ hỗn hợp khí metan và khí cacbonic ?

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư.         B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.

C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.           D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng nước brôm dư.

Câu 25: Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng

A. nước.                           B. khí  hiđro.                            C. dung dịch brom.                     D. khí oxi.

Câu 26:Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ?

A. 2                            B. 3                     C. 4                    D. 5

Câu 27:Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4 ?

A. Dung dịch brom.                                  B. Dung dịch phenolphtalein.

C. Quì tím.                                                D. Dung dịch bari clorua.

Câu 28:Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là          A. 5,6 lít.                           B. 11,2 lít.                    C. 16,8 lít.                          D. 8,96 lít.

Câu 29:Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là

A. 11,2 lít                       .B. 4,48 lít.                               C. 33,6 lít.                      D. 22,4 lít.

Câu 30:Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là     A. 20 gam.                B. 40 gam.              C. 80 gam.              D. 10 gam.

Câu 31:Tỉ khối hơi của một ankan đối với khí metan là 1,875. Công thức phân tử của ankan là

A. C3H8.                               B. C2H6.                              C. C4H10.                                D. C5H12.

Câu 32: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có :

A. một liên kết đơn.                 B. một liên kết đôi.        C. hai liên kết đôi.                     D. một liên kết ba.

Câu 33: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ

A. 2 : 1.                          B. 1 : 2.                               C. 1 : 3.                         D. 1 : 1.

Câu 34:Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là

A. metan.                            B. etan.                                  C. etilen.                           D. axetilen.

Câu 35:Số liên kết đơn và liên kết đôi trong phân tử khí etilen là

A. bốn liên kết đơn và hai liên kết đôi.                                     B. ba liên kết đơn và hai liên kết đôi.

C. bốn liên kết đơn và một liên kết đôi.                                    D. hai liên kết đơn và hai liên kết đôi.

Câu 36:Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là

A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.               B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro.

C. tham gia phản ứng trùng hợp.       D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.

Câu 37:Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là

A. dung dịch brom.          B.  phenolphtalein.     C. dung dịch axit clohidric.      D. dd nước vôi trong.

Câu 38:Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là

A. phản ứng cháy.                  B. phản ứng thế.               C. phản ứng cộng.             D. phản ứng phân hủy.

Câu 39:Tính chất vật lý của khí etilen

A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu 40:Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?

A. Phản ứng cháy với khí oxi.                                     B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng cộng với dung dịch brom.                      D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 41:Trong  phòng thí nghiệm, người ta dùng rượu etylic với chất xúc tác là H2SO4 đặc, nhiệt độ > 1700C để điều chế khí X.  Khí X là          A. Cl2                      .B. CH4.            C.  C2H4.             D. C2H2.

Câu 42:Khí  X có tỉ khối so với hiđro là 14. Khí X là  A. CH4.          B. C2H4.          C. C2H6.       D. C2H2. Câu 43:Khí X có tỉ khối so với không khí là 0,966. Khí X  là:

A. metan.                               B. etan.                         C. etilen.                            D. axetilen.

Câu 44:Một hiđrocacbon X khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau:

X +  3O2   2CO2 + 2H2O .  Hiđrocacbon X là

A. C2H4.                      B. C2H6.                           C.  CH4.                              D. C2H2.

Câu 45:  Đốt cháy hoàn toàn 14 gam khí etilen. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc và khối lượng khí CO2 sinh ra là               A. 33,6 lít; 44 gam.                                        B. 22,4 lít; 33 gam.

                             C. 11,2 lít; 22 gam.                                         D. 5,6 lít; 11 gam.

Câu 46:Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8 gam brom trong dung dịch là

A. 0,7 gam.            B. 7 gam.       C. 1,4 gam.            D. 14 gam.

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn khí etilen, thu được 5,6 lít khí CO2. Thể tích khí etilen và oxi cần dùng là ( Các khí đo ở đktc)

A  5,6 lít; 16,8 lít.               B. 2,8 lít; 8,4 lít.                       C. 28 lít; 84 lít.              D. 2,8 lít; 5,6 lít.

Câu 48: Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là

A. 50 % ; 50%.               B. 40 % ; 60%.                         C. 30 % ; 70%.                           D. 80 % ; 20%.

Câu 49:Cấu tạo phân tử axetilen gồm

A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.          B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.

C. một liên kết ba và một liên kết đôi.            D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.

 Câu 50:Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là

A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2.                  B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2.

C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2.                  D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2.

Câu 51:Trong phân tử axetilen, giữa hai nguyên tử cacbon có

A. một liên kết đơn.             B. một liên kết đôi.             C. một liên kết ba.               D. hai liên kết đôi.

Câu 52: Một hiđrocacbon ở thể khí thường được dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại, đó là

A. metan.          B. etilen.           C. axetilen.                D. etan.

Câu 53:Axetilen có tính chất vật lý

A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí .

D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Câu 54: Khi đốt khí axetilen, số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

A. 2 : 1.             B. 1 : 2.             C. 1 : 3.           D. 1 : 1.

Câu 55: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.                             B. Phản ứng cháy với oxi.

C. Phản ứng cộng với hiđro.                                              D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Câu 56:Liên kết CC trong phân tử axetilen có đặc điểm

 A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

 B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

 C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

 D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Câu 57:Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4 ; C6H6.                      B. C2H4 ; C2H6.                C. CH4 ; C2H4.                  D. C2H4 ; C2H2.

Câu 58:Một hiđrocacbon X khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau:

2X + 5O2  4 Y + 2H2O.       Hiđrocacbon X là

A. etilen.          B. axetilen.          C. metan.           D. benzen.

Câu 59: Khí X có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Khí X là

A. C2H2.          B. C2H4 .        C. C2H6.        D. CH4.

Câu 60:1 mol  hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ 2 mol brom trong dung dịch. Hiđrocacbon X là

A. CH4.            B. C2H4.            C. C2H2.            D. C6H6.

Câu 61: Chất có liên kết ba trong phân tử là      A. metan.      B. etilen.     C. axetilen.       D. benzen.

Câu 62: Dẫn 0,1 mol khí axetilen qua dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là

A. 16,0 gam.                   B. 20,0 gam.             C. 26,0 gam.         D. 32,0 gam.

Câu 63:Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí axetilen thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí) ? A. 300 lít.           B. 280 lít.         C. 240 lít.           D. 120 lít.

Câu 64: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là              A. 20%;  80%.        B. 30%;  70%.          C .40% ; 60%.        D. 60%;  40%.

Câu 65:Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẽ nhau? A. Axetilen.                        B. Propan.                          C. Benzen.                       D. Xiclohexan.

Câu 66:Phản ứng đặc trưng của benzen là

A. phản ứng cháy.                                                        B. phản ứng cộng với hiđro (có niken xúc tác).

C. phản ứng thế với brom (có bột sắt).                        D. cả B và C đúng.

Câu 67:Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là

A. C6H6 +Br à C6H5Br + H                          B. C6H6 + Br2           C6H5Br + HBr

C. C6H6 + Br2 àC6H6Br2                               D. C6H6 +2Br  C6H5Br + HBr

Câu 68:Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ?

A. C2H6                         B. CH4                      C. C2H4                                    D. C6H6

Câu 69:Một hợp chất hữu cơ A có phân tử khối là 78 đvC. Vậy A là

A. C2H2.                                     B. C6H12.                    C. C2H4.                      D. C6H6.

Câu 70: Thành phần chính của khí đồng hành là

A. C2H2.                 B. CH4.                    C. C2H4.                     D. H2.

Câu 71: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp

A. phun nước vào ngọn lửa.                                      B. phủ cát vào ngọn lửa.

C. thổi oxi vào ngọn lửa.                                          D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.

Câu 72: Người ta đang nghiên cứu để sử dụng nguồn nhiên liệu khi cháy không gây ô nhiễm môi trường là           A. CH4.                                  B. H2.                             C. C4H10.                       D. CO.

Câu 73: Thành phần chính trong bình khí biogas là

A. C2H2.                               B. CH4.                          C. C2H4.                 D. C2H4O.

Câu 74:Chất làm mất màu dung dịch brom là  

A. CH4                            .B. CH2 = CH – CH3.               C. CH3 – CH3.                 D. CH3 – CH2 – CH3.

Câu 75: Khí tác dụng với nước có xúc tác thích hợp tạo thành rượu etylic chỉ qua 1 giai đoạn là

A. CH4.                 B. C2H2.                C. C2H4.                            D. C3H8.

Câu 76: Chất khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen là

A. Al4C3.                   B. CaC2.                           C. Ca.                            D. Na.

Câu 77: Khí tham gia phản ứng trùng hợp là

A. CH4.                         B. C2H4.                               C. C3H8.                                   D. C2H6.

Câu 78: 0,1 mol hiđrocacbon X phản ứng vừa đủ với 0,1 mol brom trong dung dịch. X là

A. CH4.                  B. C2H6.                        C. C3H8.                                    D. C2H4.

II/ TỰ LUẬN

Câu 1: Viết phương trình hóa  học cho các phản ứng cháy của các khí metan , etilen, axetilen, benzen.

Câu 2: Viết và nhận xét về công thức cấu tạo của metan , etilen, axetilen, benzen. Từ công thức cấu tạo cho biết phản ứng đặc trưng của từng chất? Viết PTHH minh họa.

 

 

Bài tập đã có 19 trả lời, xem 19 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn