Câu 1: Vào mùa đông, ếch thường :
A.Đi kiếm ăn vào ban ngày B. Trốn trong hang hốc.
C. Ăn nhiều hơn các mùa khác D. Vận động nhiều hơn cho ấm .
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là sai
A. Có đuôi. B. Không có xương ngón tay.
C. Lông mao thưa, mềm mại. D. Chi trước biến đổi thành cánh da.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây về cá voi là sai?
A. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.
C. Sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh. D. Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 4: Ở Ếch máu đi nuôi cơ thể là máu pha vì tim có :
A.2 tâm nhĩ,1 tâm thất B.Chỉ có 2 ngăn
C. Tâm thất có vách hụt D.Tâm thất có vách ngăn hoàn toàn
Câu 5: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì?
A. Tiêu biến hoàn toàn. B. To và khỏe. C. Nhỏ và yếu. D. Biến đổi thành vây.
Câu 6:Sự thông khí qua phổi ở thằn lằn thực hiện nhờ
A.Nâng, hạ thềm miệng B.Sự tham gia của các túi khí
C.Sự co dãn của cơ liên sườn và cơ hoành D.Sự co dãn của cơ liên sườn
Câu 7: Thân của thằn lằn bóng có lớp da khô phủ vảy sừng có tác dụng :
A. Dễ bơi lội trong nước . B .Di chuyển dễ dàng trên cạn
C. Chống mất nước của cơ thể ở môi trường khô. D. Giữ ấm cơ thể .
Câu 8: Nước tiểu của thằn lằn đặc là do :
A. Có bóng đái lớn. B.Ruột già có khả năng hấp thụ nước.
C. Thận sau có khả năng hấp thụ nước. D. Cả B và C
Câu 9. Thân chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa thích nghi gì ?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn?
A. Cánh đập liên tục.
B. Cánh dang rộng mà không đập.
C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 11. Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Giữ nhiệt. B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
C. Làm cho đầu chim nhẹ. D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Câu 12. Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt. B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Câu 13. Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Bánh lái, định hướng bay cho chim. B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
C. Cản không khí khi ấy. D. Tăng diện tích khi bay.
Câu 14. Trong hệ bài tiết của chim bồ câu thì cơ quan nào bị tiêu giảm?
A. Thận sau. B. Huyệt. C. Ống dẫn nước tiểu. D. Bóng đái.
Câu 15. Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu?
A. Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.
B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
C. Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
D. Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.
Câu 16 : Đặc điểm nào của thằn lằn giúp giảm sự thoát hơi nước?
A. Da khô có vảy sừng B. Mắt có mi
C. Màng nhĩ nằm trong hốc tai D. Chi có vuốt
Câu17: Đặc điểm tuần hoàn của thằn lằn là :
A. Tim hai ngăn, 1 vòng tuần hoàn B. Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
C. Tim 3 , tâm thất có vách hụt, hai vòng tuần hoàn D. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
Câu 18: Đặc điểm không có ở thằn lằn là :
A. Chân 5 ngón, có vuốt B. Da khô có vẩy sừng
C. Có hai chi sau to, khoẻ D. Đầu có cổ dài
Câu 19: Tim của thằn lằn đã có:
A.2 ngăn B. 3 ngăn (xuất hiện vách ngăn hụt) C. 3 ngăn (không xuất hiện vách ngăn hụt) D. 4 ngăn
Câu 20: Hệ tuần hoàn của thằn lằn thể hiện sự tiến hoá hơn so với ếch đồng ở đặc điểm:
A. Máu đi nuôi cơ thể không bị pha B. Máu đi nuôi cơ thể ít bị pha
C. Tim có bốn ngăn D. Có hai vòng tuần hoàn