Ann | Chat Online
30/05/2020 14:02:23

Đột biến NST là loại biến dị? Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là? Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là?


Câu 1: Đột biến NST là loại biến dị:
   A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào
   B. Làm thay đổi cấu trúc NST
   C. Làm thay đổi số lượng của NST
   D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:
   A. Đột biến gen
   B. Đột biến cấu trúc NST
   C. Đột biến số lượng NST
   D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:
   A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
QUẢNG CÁO
   B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
   C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn
   D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
Câu 4: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:
   A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
   B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh
   C. Hiện tượng tự nhân đôI của NST
   D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 5: Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là:
   A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh
   B. Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh
   C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
   D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào
Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
   A. Phá vỡ cấu trúc NST
   B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
   C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
   D. Cả A và B đều đúng
Câu 7: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:
   A. Mất đoạn đầu trên NST số 21
   B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23
   C. Đảo đoạn trên NST giới tính X
   D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23
Câu 8: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:
   A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.
   B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
   C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.
   D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
Câu 9: Đột biến số lượng NST bao gồm:
   A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST
   B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST
   C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST
   D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
Câu 10: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:
   A. Đột biến đa bội thể
   B. Đột biến dị bội thể
   C. Đột biến cấu trúc NST
   D. Đột biến mất đoạn NST
Câu 11: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:
   A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
   B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào
   C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính
   D. Chỉ xảy ra ở NST thường
Câu 12: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:
   A. 16
   B. 21
   C. 28
   D.35
Câu 13: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:
   A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
   B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
   C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
   D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 14: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
   A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc
   B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
   C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc
   D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Câu 15: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm?
   A. 2n + 1
   B. 2n – 1
   C. 2n + 2
   D. 2n – 2
Câu 16: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:
   A. 47 chiếc NST
   B. 47 cặp NST
   C. 45 chiếc NST
   D. 45 cặp NST

Bài tập đã có 11 trả lời, xem 11 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn