Phần 1: Đọc – hiểu ( 3 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."...
( Trích Trao duyên, trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)
Câu 1.(0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên. Câu 2.(0,75 điểm) Anh (chị) hiểu cụm từ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” nghĩa là gì?
Câu 3.( 0,75 điểm) Nêu hiệu quả biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”.
Câu 4.(1,0 điểm)Anh (chị) có đồng tình với hành động “trao duyên” của Thúy Kiều hay không? Vì sao?
Phần 2: Làm văn ( 7 điểm)
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao hết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”
(Trích Trao duyên, Trang 104, Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà tác giả gửi gắm.