Trong các nhà văn hiện thực sau, ai là người quê ở Hưng Yên?Câu 1. Trong các nhà văn hiện thực sau, ai là người quê ở Hưng yên? A. Nam Cao B. Nguyễn Công Hoan C. Ngô Tất Tố D. Nguyên Hồng Câu 2: Cặp nhân vật tương phản điển hình có trong tác phẩm nào? A: Cô bé bán diêm B: Người thầy đầu tiên C: Đôn-ki-hô-tê D: Chiếc lá cuối cùng Câu 3: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là sự kết hợp của hai nguồn thi cảm nào? A: Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc B: Lòng yêu quê hương và ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa C: Lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng D: Lòng thương người và niềm hoài cổ Câu 4: Tình cảm nào được khơi gợi, bồi đắp sau khi em học xong 2 tác phẩm “ Cô bé bán diêm” và “Chiếc lá cuối cùng”? A: Lòng nhân ái B: Tình yêu quê hương C: Tinh thần dân tộc D: Lòng biết ơn Câu 5: Trong các câu thành ngữ sau, câu nào liên quan đến phương châm hội thoại về chất? A: Nói có sách, mách có chứng B: Trăm hay không bằng tay quen C: Hỏi một đáp hai D: Đánh trống lảng Câu 6: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình’ sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A: thuyết minh B: Nghị luận C: Biểu cảm D: tự sự Câu 7: Nhà thơ nào được coi là gạch nối giữa hai thời đại thi ca? A: Xuân diệu B: Tế Hanh C: Tản Đà D: Tố Hữu Câu 8: Tác phẩm nào được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc ta? A: Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chủ Tịch B: Nam quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt C: Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi D: Bản án chế độ thực dân Pháp- Nguyễn Ái Quốc Câu 9: Câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” có sử dụng phép tu từ gì? A: So sánh B: Nhân hóa C: Hoán dụ D: Ẩn dụ Câu 10: Trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào trái nghĩa tuyệt đối? A: Vui- buồn B: Già- trẻ C: Giàu- nghèo D: Sống- chết |