Câu 1. Trong các nhà văn hiện thực sau, ai là người quê ở Hưng yên?
A. Nam Cao B. Nguyễn Công Hoan
C. Ngô Tất Tố D. Nguyên Hồng
Câu 2: Cặp nhân vật tương phản điển hình có trong tác phẩm nào?
A: Cô bé bán diêm B: Người thầy đầu tiên
C: Đôn-ki-hô-tê D: Chiếc lá cuối cùng
Câu 3: Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là sự kết hợp của hai nguồn thi cảm nào?
A: Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
B: Lòng yêu quê hương và ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa
C: Lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng
D: Lòng thương người và niềm hoài cổ
Câu 4: Tình cảm nào được khơi gợi, bồi đắp sau khi em học xong 2 tác phẩm “ Cô bé bán diêm” và “Chiếc lá cuối cùng”?
A: Lòng nhân ái B: Tình yêu quê hương
C: Tinh thần dân tộc D: Lòng biết ơn
Câu 5: Trong các câu thành ngữ sau, câu nào liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A: Nói có sách, mách có chứng B: Trăm hay không bằng tay quen
C: Hỏi một đáp hai D: Đánh trống lảng
Câu 6: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình’ sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
A: thuyết minh B: Nghị luận C: Biểu cảm D: tự sự
Câu 7: Nhà thơ nào được coi là gạch nối giữa hai thời đại thi ca?
A: Xuân diệu B: Tế Hanh C: Tản Đà D: Tố Hữu
Câu 8: Tác phẩm nào được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc ta?
A: Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chủ Tịch
B: Nam quốc sơn hà- Lý Thường Kiệt
C: Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi
D: Bản án chế độ thực dân Pháp- Nguyễn Ái Quốc
Câu 9: Câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” có sử dụng phép tu từ gì?
A: So sánh B: Nhân hóa C: Hoán dụ D: Ẩn dụ
Câu 10: Trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào trái nghĩa tuyệt đối?
A: Vui- buồn B: Già- trẻ C: Giàu- nghèo D: Sống- chết
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |