Đặng Anh Tuấn | Chat Online
26/01/2017 12:00:39

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình


Phần 1
Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?
4. Có những con người từ cuộc đời bước vào trang sách đã để lại cho ta biết bao sự ngạc nhiên và cảm phục bởi sức mạnh nội lực và tình yêu cuộc sống.
Từ những hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người.

Phần 2
Là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, "Sang thu" của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương bằng một cách rất riêng.
1. Trong khổ thứ nhất của bài thơ, tác giả đã cảm nhận tín hiệu thu sang bằng những giác quan nào? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? Tại sao dùng các giác quan để cảm nhận mà nhà thơ lại viết: "Hình như thu đã về"
2. Xác định và phân tích vẻ đẹp của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ thứ ba.
3. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng phép nhân hóa, miêu tả sự vận động tương phản của sự vật hiện tượng trong bài thơ. Chỉ ra và giải thích hai từ mang ý nghĩa đối lập ấy.
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn