LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình

Phần 1
Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?
4. Có những con người từ cuộc đời bước vào trang sách đã để lại cho ta biết bao sự ngạc nhiên và cảm phục bởi sức mạnh nội lực và tình yêu cuộc sống.
Từ những hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về nghị lực sống của con người.

Phần 2
Là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, "Sang thu" của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương bằng một cách rất riêng.
1. Trong khổ thứ nhất của bài thơ, tác giả đã cảm nhận tín hiệu thu sang bằng những giác quan nào? Dựa vào đâu mà em biết điều đó? Tại sao dùng các giác quan để cảm nhận mà nhà thơ lại viết: "Hình như thu đã về"
2. Xác định và phân tích vẻ đẹp của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ thứ ba.
3. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng phép nhân hóa, miêu tả sự vận động tương phản của sự vật hiện tượng trong bài thơ. Chỉ ra và giải thích hai từ mang ý nghĩa đối lập ấy.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
3.916
0
1
Trinh Le
06/02/2017 09:55:30
Phần 2.
+ Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ, gác giả đã cảm nhận tín hiêhu sang thu bằng các giác quan của mìbh. Mở đầu bài thơ bằng từ "bỗbg", nhà thờ như diễn tả cái hơi giật mìbh, chợt nhận ra dấu hiệu từ làn "gió se". Bằng "xúc giác", tác giả cảm nhận được làn gió mùa thu nhẹ, khô và hơi lạnh và bang "khứu giác", ông cũng cảm nhận được hương ổi bắt đàu chín thoảng trong gió se. Hương ổi phả trong gió se: đây là seự cảm nhận thật tinh tế. Hương ổi không nồng nàn mà rất nhẹ. Ở đáy có sự bất nggờ và cũng có chút khẳng định một hương vị quê nhà. Rồi bằng "thị giác", : sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm "chùng chình qua ngõ" như cố ý đợi, khiến người vô tình cũng phải để ý. Tất cả dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như không dám khẳng định mà chủi thấy "hinh như thu đã về". Chúnh sự không rõ rệt này đã hấp dẫn mọi người. Ngoài ra, từ "bỗng" và tùe "hình như" còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng. 
+ Đến các đoạn thơ tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng triệt để biện pháp tu từ nhân hóa. Ở đoạn thơ thứ hai, nhữnng dấu hiệu thu đã rõ dần hơn, cảnh vật được tiếp tục cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm: 
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
​Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng nước sông thong thả trôi, dòng nước sông dềnh dàng như một con người được lúc thư thả.  Trái lại, những loài chim di cư bắt đàu vội vã.  Cảm giác giao kùa được diễn tsr rất thú vị bằng hình ảnh:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Chưa phải đã hoàn toàn sang thu nên bầu trời chưa xanh ngắt mấy tầng cao mà vẫn còn những đám mây vương tiết trời cuối hạ, nhưng giờ mây đã khô, sáng và trong hơbn. Sự giao mùa được hình tượng hóa bằng dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu của đám mây thật đẹp. Đến khổ thơ thứ ba, tiết thu đã lấn dần tiết trời muà hạ. Nắng còn cuốibhạ, còn nồng, còn sáng nhưng đã  nhạt mfàu dần. Trời đã ít đi những cơn mưa lớn, ào ạt, bất ngờ, không còn những tiếng sấm nổ to, xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm i xa xa nên những hàng cây đứng tuổi không bị giật mình. Đây là cách nhân hóa giàu sức liên tưởng thú vị. Mọi vật qua những câu thơ của tác giả được nhân hóa kột cách sống động, dầy sức sống. Sự thay đổi nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ ngữ chỉ mức độ thật tinh tế: vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư