Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong câu chuyện trênthực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến cầu 4: Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đên hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường. Một người hỏi: – Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không? Người kia trả lời: Họ hoàn toàn có thể. – Sao anh có thể khẳng định như thế? Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại: – Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên: bàn dưới tầng hầm u tối đó không? – Một bình hoa. – Phải, trong hoàn cảnh khổn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn. Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chi cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thăm. Thái độ tích cực chính là dòng suổi mát lành và ánh sáng hy vọng. (Trích Hạt giống tâm hồn – nghệ thuật sả:g tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr, 136) Câu 1: (0.5 điểm) Xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại trong câu chuyện trên.
Câu 2: (0.5 điểm) Có mấy lượt lời trong cuộc hội thoại giữa hai người Mỹ?
Câu 3: (1 điểm) Xét theo mục đích nói, câu “Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?” thuộc kiểu câu nào?
Câu 4: (1 điểm) Hình ảnh bình hoa nơi ngục tối trong câu chuyện này có ý nghĩa gì |