le | Chat Online
03/07/2021 13:51:37

Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau


Bài 1: Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:

                                         “ Anh đội viên mơ màng

                                            Như nằm trong giấc mộng

                                            Bóng Bác cao lồng lộng

                                            Ấm hơn ngọn lửa hồng”      (Minh Huệ)

        Bài 2:  “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới)        

      Hãy chỉ ra và nêu rõ tác dụng của phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên. 

       Bài 3:                          Làm được điều gì đó

          Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt những thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần hơn, tôi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh giạt vào bờ và ném chúng trở lại với đại dương.

-         Cháu đang làm gì vậy? – Tôi làm quen.

-         Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng. – Cậu bé trả lời.

-         Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không. Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.

Cậu bé tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười trả lời:

-         Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó chứ. Ít nhất cháu đã cứu được những con sao biển này.

( Theo :Hạt giống tâm hồn – Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

a-Xác định PTBĐ chính trong văn bản trên.

b- Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện .

c- Tìm ý nghĩa của truyện.                 

 

Bài 4:  NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi.Tôi chẳng biết làm thế nào . Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

-         Xin ông dừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả .

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :

-         Cháu ơi, cảm ơn cháu ! như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

a-Xác định  ngôi kể và thứ tự kể trong văn bản trên.

b-Em hiểu cả nhân vật tôi và ông lão đã nhận được những gì từ nhau.

c- Bài học rút ra từ truyện.                

 

Bài 6: T×m vµ nªu t¸c dông cña c¸c biÖn ph¸p nghÖ thuËt ®­îc sö dông trong ®o¹n th¬ sau:

                          “Anh véi vµng n»ng nÆc:

                           -Mêi B¸c ngñ B¸c ¬i !

                           Trêi s¾p s¸ng mÊt råi

                            B¸c ¬i mêi B¸c ngñ!”

                                                 (§ªm nay B¸c kh«ng ngñ-Minh HuÖ)

 

Bài 7

                                   B¸u vËt

   Lóc hÊp hèi, mét b¸c n«ng d©n muèn cho c¸c con m×nh trë thµnh nh÷ng ng­êi lµm nghÒ n«ng giái .

   B¸c cho gäi c¸c con ®Õn bªn gi­êng vµ dÆn: C¸c con ¬i, bè s¾p tõ gi· câi ®êi nµy. C¸c con h·y ra c¸nh ®ång nho t×m mét thø giÊu ë ®ã. §ã lµ tÊt c¶ nh÷ng g× bè dµnh cho c¸c con. C¸c cËu con trai cø t­ëng bè giÊu b¸u vËt g× nªn ra søc ®µo bíi kh«ng chõa mét chç nµo. Thùc ra ch¼ng cã b¸u vËt g× c¶, nh­ng v× nho ®­îc vun xíi cÈn thËn nªn c¸c con b¸c n«ng d©n ®· ®­îc  mét vô béi thu.

a-.Em hiểu báu vật mà người cha muốn truyền lại cho các con là gì?.

    b- Bài học rút ra từ truyện

Bài 8                                     BÀN TAY CÔ GIÁO

    Trong ngày Lễ Tạ Ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao.Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản.

   Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.

   - Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - một em nói.

   - Của một người nông dân- một em khác lên tiếng- bởi vì ông ta nuôi gà tây.

   Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi:

   - Đó là bàn tay cô! Thưa cô! Em thầm thì.

   Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là Lễ Tạ Ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.

                                                                      (Theo Hạt giống tâm hồn 1)

a-Xác định  ngôi kể và  nhân vật chính trong văn bản trên.

b-Em hiểu câu văn cuối truyện như thế nào. (Viết khoảng 4 đến 5 câu)

c- Em học được gì từ hành động của cậu bé Douglas,.                

 

Bài 9:                      “Chú bé loắt choắt,
                                  Cái xắc xinh xinh,
                                 Cái chân thoăn thoắt,
                                Cái đầu nghênh nghênh,

                                Ca-lô đội lệch,
                               Mồm huýt sáo vang,
                               Như con chim chích,
                               Nhảy trên đường vàng …(Tố Hữu)

 

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.

 

Bài 10:  Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.

Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.

                             (Phỏng theo Những hạt  giống tâm hồn )

a-Xác định  ngôi kể trong văn bản trên.

b-Em hiểu lời giải thích của người mẹ như thế nào?(Viết khoảng 4 đến 5 câu)

    c- Tìm ý nghĩa của truyện.                

 

Bài 11:                                  CHIẾC BÌNH NỨT

     Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.

      Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.

      Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.

      Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy.

a-Xác định các sự việc chính trong truyện.

b- Ý nghĩa của hình tượng chiếc bình nứt là gì?

    c- Tìm ý nghĩa của truyện

Bài 12 -

                                          Bài thuyết giảng

         Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai.

         Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.

       Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng  ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.

       Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.

       Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.

      Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.

      Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:

-         Cảm ơn bài thuyết giảng của bác! 

                                        (Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị,)

a-Xác định các sự việc chính trong truyện rồi tóm tắt vào vở.

b- Tìm và nêu ý nghĩa của 2 hành động của vị giáo sư khi đến nhà cậu bé?

    c- Bài thuyết giảng vị giáo sư muốn nói với cậu bé là gì? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên.

 

Bài cuối đặc biệt :Kể  lại  tất cả các câu chuyện trên bằng lời văn của em

 

 

 

 

 

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn