Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhiCâu 1: Những tác giả nào sau đây chuyên viết truyện cho thiếu nhi ? A. Minh Huệ B. Tô Hoài C. Đoàn Giỏi D. Võ Quảng Câu 2: Đoạn trích “ Vượt thác” “ Sông nước Cà Mau” có điểm giống nhau là : A. Tả lại hình ảnh con người trong tư thế bị động B. Tả cảnh sông nước biển trời C. Tả cảnh quan thiên nhiên của Tổ Quốc D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người Câu 3: Thể kí thường không có yếu tố nào ? A. Cốt truyện B. Sự việc C. Lời kể D. Nhân vật người kể chuyện Câu 4: Trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ”lí do nào khiến Bác không ngủ được ? A. Bác có nhiều việc phải suy nghĩ B. Trời lạnh quá mà lều tranh xơ xác C. Bác vốn là người ít ngủ D. Bác thương dân công, chiến sĩ và lo cho chiến dịch ngày mai Câu 5: Văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt : A. Miêu tả và tự sự B. Tự sự và biểu cảm C. Miêu tả và biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả Câu 6: Từ láy nào sau đây không phải là từ được dùng trực tiếp để tả dáng vẻ Lượm ? A. Loắt choắt B. Xinh xinh C. Thoăn thoắt D. Nghênh nghênh Câu 7: Các phó từ : Vẫn, đều, còn, cũng...có ý nghĩa gì ? A. Chỉ sự cầu khiến B. Chỉ quan hệ thời gian C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự D. Chỉ kết quả Câu 8: Chỉ ra câu có phép so sánh không ngang bằng ? A. Trẻ em như búp trên cành B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất C. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo D. Một mặt người hơn mười mặt của Câu 9: Nếu viết : “ Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành” thì câu văn mắc phải lỗi nào ? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu thành phần phụ Câu 10: Khi viết : “Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ,...”, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 11: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ “ là” ? A. Tôi là một học sinh B. Mẹ là cô giáo C. Tre là cánh tay của người nông dân D. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh Câu 12: Đâu là chủ ngữ trong câu “ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” A. Những cái vuốt B. Những cái vuốt ở chân C. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo D. Cứng dần và nhọn hoắt |