Cho tam giác ABC có E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Khẳng định nào sau đây là đúng ? *
Tam giác ABC đồng dạng với tam giác AEF theo tỉ số 0,5
Tam giác ABC đồng dạng với tam giác AFE theo tỉ số 2.
Tam giác ABC đồng dạng với tam giác AEF theo tỉ số 2.
Tam giác AEF đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số 2.
Cho tam giác DEF đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số đồng dạng là k = 3 Thì tỉ số hai đường cao tương ứng bằng : *
9 cm
3 cm
6 cm
0,3 cm
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng? *
Hai tam giác cân có một góc bằng nhau thì đồng dạng
Tỉ số hai đường cao tương ứng của hai tam giác đồng dạng bằng bình phương tỉ số đồng dạng
Hai tam giác đồng dạng với nhau thì bằng nhau
Hai tam giác đều thì đồng dạng với nhau
Phương trình 3x – 1 = 2 có nghiệm là: *
x = - 1
x = 2
x = 1
x = 3
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn *
− 0,1x + 2 = 0;
2x −3y = 0
4 − 0x = 0
x(x−1) = 0
Một lăng trụ đứng đáy là tam giác thì lăng trụ đó có : *
6 mặt, 9 cạnh, 5đỉnh
5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh;
6 mặt, 5 cạnh, 9 đỉnh
5 mặt, 6 cạnh, 9 đỉnh.
Cho bài toán: ''Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 6m, nếu tăng chiều rộng gấp 4 lần và tăng chiều dài gấp 3 lần thì hình chữ nhật có chu vi bằng 162m. tính chiều dài và chiều rộng ban đầu''. Nếu gọi chiều rộng hình chữ nhật là x thì phương trình lập được trong bài toán trên là:
4x+3x+6 = 162
4x+ 3x+6 = 81
4x+3(x+6) = 81
4x+3(x+6) =162