Cho các oxit: MgO, Al2O3, Fe2O3, ZnO, CO2, P2O5. Số oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước làCâu 40. Cho các oxit: MgO, Al2O3, Fe2O3, ZnO, CO2, P2O5. Số oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 41. (QG.19 - 201). Chất nào sau đây được dùng để khử chua đất trong nông nghiệp? A. CaO. B. CaSO4. C. CaCl2. D. Ca(NO3)2. Câu 42. Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là A. CuO. B. ZnO. C. PbO. D. CaO. Câu 43. Cho hỗn hợp khí gồm CO, SO2, CO2 lội từ từ qua nước vôi trong (dư), khí thoát ra là A. CO. B. CO2. C. SO2. D. CO2 và SO2. Câu 44. Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây? A. Chỉ dùng thêm quì tím. B. Chỉ dùng thêm axit HCl. C. Chỉ dùng thêm axit H2SO4. D. Chỉ dùng thêm nước. Câu 45. Để nhận biết hai lọ mất nhãn đựng hai chất rắn MgO, CaO ta có thể dùng A. HCl. B. H2SO4 C. HNO3. D. nước. Câu 46. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng A. giấy quỳ tím ẩm. B. giấy quỳ tím ẩm và dùng tàn đóm đỏ. C. tàn đóm đỏ. D. dẫn các khí vào nước vôi trong. Câu 47. Thí nghiệm nào sau đây không điều chế được SO2? A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2SO3. B. Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí. C. Đốt cháy quặng pirit (FeS2) trong không khí. D. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4. |