Trong những câu sau câu nào không phải là nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam?Câu 1: Trong những câu sau câu nào không phải là nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam? A. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc B. Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. C. Gắn bó tha thiết với thiên nhiên. D. Yêu chuộng cái đẹp mang tính hoành tráng, đồ sộ. Câu 2: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Trung đại Việt Nam? A. Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trải B. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh C. Truyện Kiều - Nguyễn Du D. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều Câu 3: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Việt Nam? A. Đại Cáo Bình Ngô B. Truyện Kiều C. Tam quốc diễn nghĩa D. Cung oán ngâm khúc Câu 4: Văn học chữ Nôm phát triển mạnh nhất vào thời gian nào? A. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV B. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVI C. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVII D. Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XVIII Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn học viết của nước ta? A. Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân. B. Hệ thống chữ viết phong phú, gồm cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. C. Có tính tập thể và được lưu truyền với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng. D. Thể loại đa dạng như truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, kịch nói, kịch thơ Câu 7: Đâu là tên của truyện thơ Nôm bác học? A. Truyện Kiều B. Tống Trân – Cúc Hoa C. Phạm Tải – Ngọc Hoa D. Mã Phụng – Xuân Hương Câu 8: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng… (1); có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, đặc biệt là văn học…(2)” A. (1) Phương Tây; (2) Pháp B. (1) Đông Á, Đông Nam Á; (2) Trung Quốc C. (1) Đông Á, Đông Nam Á; (2) Hàn Quốc D. (1) Phương Tây, Đông Nam Á; (2) Trung Quốc |