Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiTú Xương thấy được, hơn nữa là nói ra được, vậy là ông đã biết cái công của bà. Bà gánh vác việc gia đình, nuôi cho ông lũ con đàn, thế là công. Kể ra “nuôi đủ 5 con” đã là nhiều, là nặng, nhưng dù sao vẫn là mẹ nuôi con, là sự thường. Cái không bình thường chính là ông, bà cũng phải nuôi nốt, chẳng khác gì lũ con bé dại kia,… Thế là ơn, cái ơn riêng đối với chính ông. Cái ơn, ơn riêng chứ không chỉ là công, cho nên ông sợ lẫn lộn phải tách riêng ra:”năm con/ với một chồng”. Cách nói thật đặc biệt. Nhà thơ hạ mình, hạ xuống ngang hang với con, hạ xuống hơn nữa, cho nên đứng cuối hàng, hơi tách ra một ít. Đặc biệt:”với một chồng” rõ là ăn theo, ăn ké lũ con. Nhà thơ tự thấy mình chỉ là kẻ ăn bám, làm cho gánh gia đình trên vai vợ nặng hơn.Cho nên, đó không chỉ là tri công mà còn là tri ân, đó còn là hối hận, ăn năn.” (Theo SGV Văn học 11, tập 1, 1991) 1. Nội dung chính đoạn văn trên? 2. Đoạn văn đã sử dụng thao tác lập luận nào? 3. Từ đoạn văn trên, hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bà Tú trong bài thơ Thương vợ - Tú Xương (7-10 dòng) 4. Hãy chép những câu thơ trong bài thơ Thương vợ - Tú Xương có thể xem là tiêu biểu cho nhận đinh sau: “Ngự trị trong thơ ông một ngôn ngữ hằng ngày nhiều ví von, nhiều tục ngữ, thành ngữ, một ngôn ngữ đày sức sống của dân tộc, của thời đại…” (Theo Nguyễn Lộc – Văn học VN nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, 1999) |