Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọcĐỀ ÔN TẬP SỐ 1
Câu 1: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc? A. Bột đá vôi và đường. B. Bột than và bột sắt. C. Đường và muối ăn. D. Nước và rượu. E. Không tách được. Câu 2: Hỗn hợp là A. Nhiều nguyên tử. B. Một chất. C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. Nhiều chất để riêng biệt. Câu 3: Chất tinh khiết có tính chất: A. Vật lý và hóa học nhất định. B. Thay đổi. C. Vật lý nhất định, hóa học thay đổi. D. Hóa học nhất định, vật lý thay đổi. Câu 4: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp A. Lọc B. Chưng cất C. Cô cạn D. Dùng nam châm hút. Câu 5: Chất tinh khiết là A. Chỉ 1 chât. B. Nhiều chất. C. Một nguyên tố D. Một nguyên tử. Câu 6: Khi đun ống nghiệm, để ống nghiệm theo tư thế A. Hơi nghiêng. B. Úp ngược. C. Nằm ngang. D. Cả A, B đều đúng. Câu 7*: Nói nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1050C: A. Cả 2 ý đều đúng. B. Cả 2 ý đều sai. C. Ý 1 sai, ý 2 đúng. D. Ý 1 đúng, ý 2 sai. Câu 8*: Không khí là A. Chất tinh khiết. B. Hỗn hợp. C. Tập hợp các vật thể. D. Cả A, C đều đúng. Câu 10**: Để tách được tinh bột, muối ăn tinh từ hỗn hợp tinh bột và muối ăn phải dựa vào: A. Tính tan, nhiệt độ sôi khác nhau. B. Khối lượng riêng khác nhau. C. Độ mặn của muối. D. Cả B, C đều đúng. |