Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm1. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm? A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí. B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời C. Viên bi rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất. D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó. 2. Trong trường hợp nào có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm? A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng. B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến Huế. C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm quanh sân bay. D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. 3. Một vật chuyển động với tốc độ v1 trên đoạn đường s1 trong thời gian t1, với tốc độ v2 trên đoạn đường s2 trong thời gian t2, với tốc độ v3 trên đoạn đường s3 trong thời gian t3. Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường s = s1 + s2 + s3 bằng trung bình cộng của các vận tốc trên các đoạn đường khi A. Các đoạn đường dài bằng nhau. B. Thời gian chuyển động trên các đoạn đường khác nhau. C. Tốc độ chuyển động trên các đoạn đường khác nhau. D. Thời gian chuyển động trên các đoạn đường bằng nhau. 4. Một người đi xe đạp trên nữa đoạn đường đầu tiên với tốc độ 30 km/h, trên nữa đoạn đường thứ hai với tốc độ 20 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là A. 28 km/h. B. 25 km/h. C. 24 km/h. D. 22 km/h. 5. Một ôtô chuyển động từ A đến B. Trong nữa thời gian đầu ôtô chuyển động với tốc độ 40 km/h, trong nữa thời gian sau ôtô chuyển động với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là A. 55 km/h. B. 50 km/h. C. 48 km/h. D. 45 km/h. 6. Một xe chuyển động thẳng trong hai khoảng thời gian t1 và t2 khác nhau với các tốc độ trung bình là v1 và v2 khác nhau và khác 0. Đặt vtb là tốc độ trung bình trên quãng đường tổng cộng. Tìm kết quả sai trong các trường hợp sau: A. Nếu v2 > v1 thì vtb > v1. B. Nếu v2 < v1 thì vtb < v1. C. vtb = <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->. 7. Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình: x = x0 + v(t – t0). Kết luận nào dưới đây là sai? A. Giá trị đại số của v tuỳ thuộc vào qui ước chọn chiều dương. B. Giá trị của x0 phụ thuộc cách chọn gốc toạ độ và chiều dương. C. Từ thời điểm t0 tới thời điểm t vật có độ dời là Dx = v(t – t0). D. Thời điểm t0 là thời điểm vật bắt đầu chuyển động. 8. Có hai vật (1) và (2). Nếu chọn vật (1) làm mốc thì thì vật (2) chuyển động tròn với bán kính R so với (1). Nếu chọn (2) làm mốc thì có thể phát biểu về quỹ đạo của (1) so với (2) như thế nào? A. Không có quỹ đạo vì vật (1) nằm yên. B. Là đường cong (không còn là đường tròn). C. Là đường tròn có bán kính khác R. D. Là đường tròn có bán kính R. 9. Có 3 vật (1), (2) và (3). Áp dụng công thức cộng vận tốc. Hãy chọn biểu thức sai? A. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->. C. <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->. 10. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời? A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với vận tốc 50 km/h. B. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40 km/h. C. Viên đạn ra khỏi nòng súng với vận tốc 300 m/s. D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80 km/h. 11 Trường hợp nào sau đây tốc độ trung bình và vận tốc tức thời của vật có giá trị như nhau? A. Vật chuyển động nhanh dần đều. B. Vật chuyển động chậm dần đều. C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động trên một đường tròn. 12. Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều? A. v = 20 – 2t. B. v = 20 + 2t + t2. C. v = t2 – 1. D. v = t2 + 4t. |