Khoi Nguyễn | Chat Online
26/10/2021 21:05:29

Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác?


                                                                     Môn Sinh Học
Câu 1:
Đặc điểm nào dưới đây xuất hiện ở cả người và mọi động vật có vú khác?

A. Có chu kì kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày

B. Đi bằng hai chân

C. Nuôi con bằng sữa mẹ

D. Xương mặt lớn hơn xương sọ

Câu 2: Đơn vị chức năng của cơ thể là

A. tế bào             

B. mô                  

C. cơ quan           

D. hệ thần kinh

Câu 3: Bộ xương người chia thành 03 phần, đó là

A. xương đầu, xương thân, xương tay                  

B. xương đầu, xương thân, xương chân

C. xương đầu, xương thân, xương tay - chân                  

D. xương thân, xương tay, xương chân

Câu 4: Khớp động ở người là

A. khớp xương sọ                                       

B. khớp khuỷu tay

C. khớp giữa các đốt sống                                    

D. khớp giữa hai xương háng

Câu 5: Khớp bán động ở người là

A. khớp xương sọ                                       

B. khớp khuỷu tay

C. khớp giữa các đốt sống                                     

D. khớp giữa hai xương háng

 Câu 6: Khớp bất động ở người là

A. khớp xương hộp sọ                                

B. khớp khuỷu tay

C. khớp giữa các đốt sống                          

D. khớp giữa hai xương háng

Câu 7. Xương to ra là do sự phân chia tế bào ở đâu?

A. Mô xương cứng                                       B. Sụn tăng trưởng

C. Khoang xương                                         D. Màng xương

Câu 8. Xương dài ra là do sự phân chia tế bào ở đâu?

A. Mô xương cứng                                       B. Sụn tăng trưởng

C. Khoang xương                                         D. Màng xương

Câu 9: Chức năng của bộ xương là?

A. Nâng đỡ, bảo vệ cơ thể và chỗ bám của các cơ         

B. Là chỗ bám cho các cơ

C. Tạo khoang chứa các bộ phận của cơ thể                  

D. Giúp cơ thể vận động

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là chính xác?

A. Hiện tượng lá cây trinh nữ cụp xuống khi ta chạm vào là một ví dụ của phản xạ.

B. Cung phản xạ bao gồm: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.

C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược.

D. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở tuỷ sống. 

Câu 11: Nguyên nhân nào dẫn đến sự co dãn của tế bào cơ?

A. Tính đàn hồi của các sợi cơ          

B. Tơ cơ mảnh xuyên sâu vào tơ cơ dày

C. Sự trượt rút của tơ cơ dày trên tơ cơ mảnh

Câu 12: Nguyên nhân của sự co cơ là do đâu?

A. Có kích thích của môi trường

B. Sự co rút của chất nguyên sinh

C. Sự đàn hồi của các tơ cơ

D. Sự co ngắn của đĩa sáng

Câu13. Máu gồm các tế bào máu và………

A. huyết tương                B. huyết thanh         C. chất sinh tơ máu     D. tơ máu

Câu 14. Môi trường trong của cơ thể gồm:

A. máu, nước mô, hồng cầu              B. máu, nước mô, tiểu cầu      

C. máu, nước mô, bạch cầu               D. máu, nước mô, bạch huyết

Câu 15. Thành phần của khối máu đông là

A. huyết tương và các tế bào máu.   

B. tơ máu và các tế bào máu.

C. tơ máu và hồng cầu. 

D. bạch cầu và các tơ máu.

Câu 16. Loại tế bào máu có vai trò chủ yếu trong quá trình đông máu là

A. tiểu cầu            B. hồng cầu          C. bạch cầu                    D. huyết tương

Câu 17. Sau khi tiêm phòng chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là loại miễn dịch nào?

A. Miễn dịch bẩm sinh

B. Miễn dịch tập nhiễm

C. Miễn dịch chủ động

D. Miễn dịch tự nhiên

Câu 18: Chất tế bào (Tb) và nhân có chức năng lần lượt là

A. trao đổi chất với môi trường ngoài.                          

B. trao đổi chất với môi trường trong cơ thể

C. điều khiển hoạt động sống của tế bào và giúp tế bào trao đổi chất       

D. trao đổi chất và điều khiển hoạt động sống của tế bào

Câu 19: Mô biểu bì gồm các tế bào

A. xếp xít nhau phủ ngoài cơ thể hoặc lót trong các cơ quan rỗng.

B. liên kết các tế bào nằm rải rác trong cơ thể.

C. có khả năng co dãn tạo nên sự vận động.

D. tiếp nhận kích thích và xử lý thông tin.

Câu 20: Máu được xếp vào loại mô nào dưới đây?

A. Mô biểu bì           

B. Mô liên kết               

C. Mô cơ                       

D. Mô thần kinh

Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ

A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều               

B. Do lượng cacbonic quá cao

C. Do dinh dưỡng thiếu hụt               

D. Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ axit lactic

Câu 22. Sụn bọc đầu xương có tác dụng gì?

A. Làm cho xương bền chắc              

B. Làm cho xương tăng trưởng

C. Phân tán lực tác động                    

D. Giảm ma sát trong khớp xương

Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?

A. Xương chân lớn, bàn chân thẳng, xương gót phát triển

B. Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển

C. Cột sống cong ở bốn chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên

D. Xương đùi lớn khỏe hơn xương tay, để nâng đỡ trọng lượng cơ thể

Câu 24: Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ là chức năng của

A. mô xương cứng                   

B. mô xương xốp           

C. khoang xương            

D. màng xương

Câu 25: Đặc điểm nào không đúng với sự tiến hóa xương đầu của người so với thú?

A. Hộp sọ phát triển                         

B. Tỉ lệ sọ/ mặt lớn

C. Xương hàm lớn                          

D. Hình thành lồi cằm

Câu 26: Đặc điểm nào không phù hợp với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân ở người?

A. Cột sống có 04 chỗ cong     

B. Có sự phân hóa giữa xương tay và xương chân

C. Lồng ngực nở rộng sang hai bên

D. Xương gót chân nhỏ

Câu 27. Loại tế bào máu nào dưới đây không có nhân khi trưởng thành?

A. Tiểu cầu           

B. Hồng cầu         

C. Bạch cầu          

D. Tiểu cầu và hồng cầu

Câu 28: Khi cơ thể mất nhiều nước thì máu lưu thông như thế nào?

A. Dễ dàng

B. Khó lưu thông

C. Mạch máu co lại       

D. Số lượng hồng cầu tăng

Câu 29: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?

A. Kháng nguyên – kháng thể

B. Kháng nguyên – kháng sinh

C. Kháng sinh – kháng thể

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Câu 30: Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở đặc điểm nào dưới đây?

A. Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu.              

B. Nhiều hồng cầu, có tiểu cầu.

C. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít.             

D. Có bạch cầu, có hồng cầu.

Câu 31: Ở người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

A. Thận

B. Tim

C. Ruột non

D. Bóng đái

Câu 32: Hệ cơ quan nào dưới đây có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể ?

A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết

B. Hệ tiêu hoá và hệ thần kinh

C. Hệ hô hấp và hệ hệ tiêu hoá

D. Hệ tuần hoàn và hệ tiêu hoá

Câu 33: Năng lượng để tổng hợp protein được lấy từ đâu?

A. Ti thể

B. Bộ máy Gôngi

C. Trung thể

D. Riboxom

Câu 34: Thành phần nào dưới đây có vai trò quyết định tính chất sống của tế bào?

A. Nhiễm sắc thể

B. Các hạt riboxom

C. Chất tế bào

D. Màng sinh chất

Câu 35: Mô thần kinh có chức năng nào dưới đây?

1. Bảo vệ

2. Tiếp nhận kích thích

3. Liên kết các cơ quan

4. Co dãn tạo nên sự vận động

5. Xử lí thông tin

6. Điều khiển sự hoạt động của các cơ quan

7. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể

A. 2,5,6

B. 1,2,5

C. 5,6,7

D. 2,3,5

Câu 36: Loại mô nào dưới đây có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết?

A. Mô biểu bì

B. Mô liên kết

C. Mô cơ

D. Mô thần kinh

Câu 37: Loại nơron nào dưới đây có thân nằm trong trung ương thần kinh?

A. Nơron hướng tâm và nơron trung gian.

B. Nơron trung gian và nơron li tâm.

C. Nơron hướng tâm và nơron li tâm.

D. Nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm.

Câu 38: Khi nói về cấu tạo của xương, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Xương có cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp.

2. Khoang xương chứa tuỷ vàng ở trẻ em hoặc tuỷ đỏ ở người lớn.

3. Phần thân xương chứa mô xương xốp.

4. Xương dài có cấu trúc hình ống.

5. Trong xương chứa tuỷ đỏ là nơi sản sinh hồng cầu.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 39: Ý nghĩa của hoạt động co cơ là gì?

A. Làm cho cơ thể vận động, lao động, di chuyển.

B. Giúp cơ tăng kích thước

C. Giúp cơ thể tăng chiều dài

D. Giúp phối hợp hoạt động các cơ quan

Câu 40: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?

A. Axit axêtic

B. Axit lactic

C. Axit malic

D. Axit acrylic

Câu 41: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 42:: Những đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự tiến hóa của người hơn thú?

1. Tỉ lệ sọ não/mặt lớn

2. Không có lồi cằm xương mặt

3. Cột sống cong hình cung

4. Lồng ngực nở sang 2 bên

5. Xương gót nhỏ

6. Xương chậu nở rộng

Các đáp án đúng là:

A. 1,4,6

B. 2,3,5

C. 1,4,5

D. 2,4,6

Câu 43: Tại sao con người không bị bệnh lở mồm long móng?

A. Do có miễn dịch thụ động.

B. Do có miễn dịch chủ động.

C. Do có miễn dịch bẩm sinh.

D. Do có miễn dịch tập nhiễm.

Câu 44: Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai, chúng ta không nên làm hoặc hạn chế hành động nào sau đây?

A. Luyện tập quá sức và kéo dài để tăng thêm sức chịu đựng của cơ.

B. Lao động vừa sức.

C. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

D. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của cơ.

Câu 45: Sự vận động của cơ thể được phối hợp giữa cơ và xương như thế nào?

A. Cơ bám vào xương và dãn dài khi cơ thể cử động làm xương cử động theo.

B. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.

C. Cơ bám vào xương nên khi xương cử động kéo theo sự hoạt động của cơ.

D. Cơ co dãn theo cử động của cơ thể làm cho xương bất động cử động theo.

Câu 46: Tế bào hồng cầu trong máu có hình dạng như thế nào?

A. Hình cầu.

B. Hình đĩa lõm hai mặt.

C. Hình nhiều canh.

D. Hình thoi.

Câu 47: Cho các loại bạch cầu sau :

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Các bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào là ? 

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 48: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 49: Cơ có hai tính chất cơ bản là

A. co và dãn.

B. gấp và duỗi

C. phồng và xẹp.

D. kéo và đẩy.

Câu 50. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. Cl-                    B. Ca2+                             C. Na+                  D. Ba2+

 

 Câu 51. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

A. Nhóm máu O   B. Nhóm máu A   C. Nhóm máu B   D. Nhóm máu AB

 

Câu 52. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?

A. Nhóm máu O   B. Nhóm máu A   C. Nhóm máu B   D. Nhóm máu AB

 

Câu 53: Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở:

A. Nửa trên bên phải cơ thể.

B. Nửa dưới bên phải cơ thể.

C. Nửa bên trái và phần dưới cơ thể.

D. Nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.

 

Câu 54: Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây?

A. Dạ dày.

B. Gan.

C. Não.

D. Phổi.

Câu 55: “Máu có màu đỏ tươi cung cấp Oxi và chất dinh dưỡng từ tim đi đến các cơ quan và nhận lại Carbonic và chất bã, máu trở thành đỏ thẫm”. Mô tả trên nói về vòng tuần hoàn nào?

A. Hệ tuần hoàn máu.

B. Lưu chuyển bạch huyết.

C. Vòng tuần hoàn nhỏ.

D. Vòng tuần hoàn lớn.

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn