Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gìCâu 22: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Ngày càng mở rộng đối ngọai hợp tác với EU, Đông Á. B. Các nước có tốc độ phát triển khá nhanh. C. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. D. Sự ra đời của khối ASEAN. Câu 23: Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì: A. bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. các nước phương Tây bao vây, cấm vận. C. các thế lực phản động chống phá. D. Mĩ tiến hành “Chiến tranh lạnh”. Câu 24: Năm 1994, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nào tiêu biểu ? A. Nen - xơn Man - đê - la được trả tự do B. Đại hội dân tộc (ANC) tiến hành đại hội C. Diễn ra cuộc bầu cử ở Nam Phi và Nen- xơn Man- đê- la trở thành tổng thống D. Chế độ A- pác- thai bị xóa bỏ Câu 25: Mốc lịch sử đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Liên bang Xô viết là: A. Ngày 21/12/1991, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập. B. Ngày 29/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. C. Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang năm 1922. D. Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liểm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. Câu 26: Từ những năm 90 củ thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục B. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế Câu 27: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân mới B. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. C. Chủ nghĩa thực dân cũ. D. Chủ nghĩa A-pác-thai. Câu 28: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực A. hợp tác hữu nghị về văn hóa. B. ổn định về chính trị. C. mậu dịch tự do. D. không còn chiến tranh. Câu 29: Năm 1945, những nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á? A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. C. Mi- an- ma, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a. D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Lào. Câu 30: Trung Quốc đề ra đường lối cải cách -mở cửa tại: A. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987). B. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982). C. Bình thường hóa quan hệ Xô - Trung (1989). D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978). Câu 31: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào? A. Chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. C. Chế độ thực dân. D. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 32: Sau khi lên nắm quyển lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1985), Gooc- ba-chốp đã thực hiện A. hợp tác với các nước phương Tây. B. đường lối cải tổ đất nước. C. tăng cường quan hệ với Mĩ. D. tiếp tục những chính sách cũ. Câu 33: Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu là các nước: A. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. B. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. D. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. Câu 34: Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất là A. tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu. B. tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. C. tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu D. tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. Câu 35: Ngày 1/10/1949 đã diễn ra sự kiện A. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Tổ chức hiệp ước Vác - sa - va ra đời. C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ. D. Trung Quốc tiến hành công cuộc cách mạng mở cửa. Câu 36: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi”, vì sao? A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. B. Có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. C. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy". D. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. Câu 37: Năm 1985, Goóc-ba-chốp đưa ra đường lối tiến hành công cuộc cải tổ đất nước là vì: A. Cải tổ để cải thiện quan hệ với Mĩ. B. Cải tổ để áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật đang phát triển của thế giới. C. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ. D. Đất nước lâm vào tình trạng "trì trệ" khủng hoảng. Câu 38: Vì sao nói “thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á”? A. thế kỷ XXI, các nước ở châu Á đã hoàn toàn độc lập. B. thế kỷ XXI, tình hình chính trị của châu Á rất ổn định. C. nhiều nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. D. Châu Á là nơi phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất và sôi nổi nhất. Câu 39: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"? A. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc. B. Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. C. Châu Phi có nhiều cuộc xung đột nội chiến đẫm máu. D. Châu Phi thường xuyên bị động đất. Câu 40: Điều kiện khách quan nào sau đây tạo thuận lợi cho các dân tộc Đông Nam Á nỗi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á. B. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ. C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng Đông Nam Á. Câu 41: Năm nước đầu tiên gia nhập tổ chức ASEAN là: A. Thái Lan, Xin ga po, Phi líp pin, Mi an ma, In đô nê xi a B. Thái Lan, Xin ga po, Phi líp pin, Ma lai xi a, In đô nê xi a . C. Thái Lan, Xin ga po, Phi líp pin, Bru nây, In đô nê xi a D. Thái Lan, Xin ga po, Phi líp pin, Bru nây, Mi an ma Câu 42: Từ 1946 -1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuôc xây dựng CNXH? A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế B. Phóng thành công vệ tinh nhân tao của trái đât C. Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH .Câu43: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nên-Xơn Man-đê-la? A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi Câu 44: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử là: A. Cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Xô Viết C. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ D. Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân Câu 45: Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm: A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1999 Câu 46: : Năm được gọi là năm Châu Phi là năm. A. Năm 1950. C. Năm 1965. B. Năm 1960. D. Năm 1970 Câu 47: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô. C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba. B. Thắng lợi của cách mạng Ê-của-đo. D. Tất cả các sự kiện trên.. Câu 48 :Tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội năm: A. Năm 2007. B. 2008. C. 2009. D. 2010. |