No name | Chat Online
29/10/2021 16:56:09

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7


Câu 1: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
A.    Phong Châu                            C. Bạch Hạc
   B. Hoa Lư                                    D. Cổ Loa       
Câu 2: Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu là gì?
   A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2.                         
   B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
   C. Do mâu thuẫn nội bộ.
   D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực
Câu 3. Tình hình đất nước ta khi Ngô Xương Văn mất như thế nào?
A. Đất nước được ổn định
B. Các tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau
C. Nhà Tống lăm le xâm lược
D. Đất nước bình yên
Câu 4: “Loạn 12 sứ quân” là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời nào?
   A. Ngô.                                            C. Lý.
   B. Đinh.                                           D. Trần.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
   A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.             
   B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. 
   C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Bạch Hổ.
    D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 6. Truyện “Cờ lau tập trận” nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Lê Hoàn
B. Ngô Quyền
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Lý Công Uẩn
Câu 7: Ai là người có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước?
A.    Ngô Xương Xí.                        C. Phạm Bạch Hổ.
   B. Đinh Bộ Lĩnh.                         D.  Trần Lãm.                            
Câu 8. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?
A. Đinh Bộ Lĩnh muốn giống như Hoàng đế Trung Quốc
B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc
C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình
D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền
Câu 9. Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh là gì?
A. Đại Việt
B. Vạn Xuân
C. Đại Cồ Việt
D. Đại Ngu
Câu 10. Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Tiền Lê là ở đâu?
A. Sông Như Nguyệt
B. Chi Lăng-Xương Giang
C. Rạch Gầm-Xoài mút
D. Sông Bạch Đằng
Câu 11: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
   A. Đinh Toàn.                                        C. Thái hậu Dương Vân Nga.               
   B. Lê Hoàn.                                            D. Đinh Liễn.
Câu 12. Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
A. Năm 980. Niên hiệu Thái Bình
B. Năm 979. Niên hiệu Hưng Thống
C. Năm 980. Niên hiệu Thiên Phúc
D. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên
Câu 13. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
    A. Nội bộ triều Đinh xảy ra nhiều biến cố
B. Vua mới lên ngôi còn nhỏ tuổi
C. Nhà Tống lăm le xâm lược nước ta
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 14: Dưới thời Tiền Lê, về đơn vị hành chính, cả nước ta được chia thành mấy lộ?
A. 10                                              C. 15
B. 12                                              D. 20
Câu 15. Quân đội thời Tiền Lê gồm có những bộ phận nào?
A. Bộ binh, tượng binh và kị binh
B. Cấm quân và quân địa phương
C. Quân địa phương và quân các xã
D. Cấm quân và quân các vương hầu
Câu 16: Lý Nhà Lý được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1054.                            B. Năm 1009.
 C. Năm 1010.                          D. Năm 1042.
Câu 17: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước ta là:
A. Đại Việt.                                   B. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam.                                   D. Việt Nam.
Câu 18: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vì:
A.  Đây là quê hương của vua Lý.
B.  Đây là vị trí thuận lợi để phát triển đất nước.
C.  Đây là vị trí thích hợp để phòng thủ.
D.  Được sự nhất trí cao của các quan lại trong triều.
Câu 19: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò?
A. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B.  Đạo Phật được đề cao nên cấm sát sinh.
C. Trâu bò là động vật quý hiếm.
D. Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 20: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là:
   A. Hình thư                                        C. Hồng Đức
   B. Gia Long                                       D. Cả 3 đều sai
Câu 21: Cấm quân thời Lý có nhiệm vụ gì?
   A. Bảo vệ biên giới.                                         
   B. Phòng vệ ở các lộ.
   C. Phòng vệ ở các phủ  
   D. Bảo vệ vua và kinh thành.
Câu 22: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
A. Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
B. Chia sẻ quyền lực cho các tù trưởng.
C. Ưu tiên khuyến khích cho các công chúa.
D. Mở rộng quyền lực lên miền núi.
Câu 23: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong việc duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
A. Hòa hảo, thân thiện.
B. Đoàn kết tránh xung đột.
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Mở cửa trao đổi lưu thông hàng hóa.
Câu 24: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
   A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
   B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang
   C. Giảm bớt ngân quỹ chi cho quốc phòng.
   D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi cần thì triều đình sẽ điều động
Câu 25: Vào giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã làm gì giải quyết những khó khăn trong nước?
   A. Đánh hai nước Liêu - Hạ.                                         
   B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu - Hạ.  
    C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.
   D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước.
Câu 26: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện những thủ đoạn nào gì?
   A. Ngăn cản nhân dân hai nước qua lại buôn bán
   B. Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc
   C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
   D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 27: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
   A. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
   B. Đánh vào nơi tập trung đông dân của nhà Tống.
B.    Đánh vào kinh thành của nhà Tống
C.    Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
Câu 28: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
   A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.   
   B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
   C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
   D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 29: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý?
   A. Lý Kế Nguyên                                    C. Lý Thường Kiệt
   B. Vua Lý Thánh Tông                           D. Tông Đản
Câu 30: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?
A. Chuẩn bị bố phòng, chờ giặc tới
B. Tiến công trước để tự vệ
C. Ngồi yên đợi giặc
D. Tấn công vào kinh thành nhà Tống
Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn