Loại rác thải nào có thể làm phân hữu cơ?Câu 1: Loại rác thải nào có thể làm phân hữu cơ ? A. Lá chuối, vỏ chuối, lá cây rụng. B. Vỏ lon bia. C. Vỏ chai nhựa. D. Bị ni lông. Câu 2: Thành phần của đất gồm: :(0,5đ) A. phần rắn, phần lỏng, phần khí B. phần rắn, chất hữu cơ, phầnkhí C. phần rắn, chất mùn, phần khí D. phần khí, chất mùn, phần lỏng Câu 3: Vai trò của trồng trọt là cung cấp:(0,5đ) A. Lương thực, thực phẩm, Thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu. B. Lương thực, thực phẩm. C. Thức ăn cho chăn nuôi. Câu 4: Nếu dùng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì ? A. Tăng vụ gieo trồng trong năm B. Không tăng cũng không giảm C. Giảm vụ gieo trồng trong năm D. Cả 3 đều đúng Câu 5: Nhóm phân nào sau đây thuộc phân hữu cơ. :(0,5đ) A. Đạm, ka li, vôi B. Phân chuồng, ka li C. Phân xanh, ka li D. Phân xanh, phân chuồng, phân rác Câu 6: Con vật nào không phải là côn trùng. A. Sâu. B. Nhộng. C. Chim sâu. D. Bướm. Câu 7: Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là: :(0,5đ) A. Làm ruộng bậc thang B. Thủy lợi, bón phân C. Thủy lợi, canh tác và bón phân. D. Thủy lợi. Câu 8: Phương pháp nào là phương pháp nhân giống vô tính? A. Gây đột biến B. Lai tạo C. Chọn lọc D. Chiết cành Câu 9: Chọn các từ và các cụm từ : Cày đất, bừa đất, đập đất, thu gom, vùi lấp, hãy điền vào các chỗ trống sau: ( 1đ) -……………...... là xáo trộn lớp đất mặt xuống dưới, có tác dụng làm cho đất thoáng và ……….............cỏ dại -………………..để làm nhỏ đất và ……………..cỏ dại. B .Tự luận (7đ) Câu 10:(2 đ)Thế nào là bón phân lót? Thường sử dụng phân gì để bón lót? Ở địa phương em thường bón lót theo cách nào là phổ biến? Câu 11 (1,5 đ) Những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại ? Câu 12 (2,5 đ) Biện pháp hóa học có những ưu điểm, nhược điểm gì ? Là học sinh em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên môi trường đất ? Câu 13 (1 đ) Nêu các biện pháp chăm sóc cây trồng ? |