Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh làCâu 34. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là A. chế độ phân biệt chủng tộc. B. chủ nghĩa thực dân cũ. C.giai cấp địa chủ phong kiến. D. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới. Câu 36. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm A. lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm. B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. C. lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm. D. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm. Câu 37. Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là A. kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa. B. kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến trên đất Trung Hoa. C. hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Á sang châu Âu D. đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành A. một khu vực phồn thịnh. B. một khu vực ổn định và phát triển. C. một khu vực mậu dịch tự do. D. một khu vực hòa bình Câu 38. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy" vì A. thường xuyên xảy ra cháy rừng. B. nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ. C. các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ. D. có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bùng nổ. Câu 39. Mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV là A. thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. B. “Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới. C. phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế. D. ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất. Câu 40. Tính chất của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ Trung Quốc( 1946- 1949) là A. một cuộc nội chiến. B. một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. C. một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo. D. một cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo.
Câu 41. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước ở khu vực Mĩ La-tinh có điểm khác so với châu Á và châu Phi là A. nhiều nước đã giành được độc lập hoàn toàn. B. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. nhiều nước đã giành độc lập nhưng lại bị lệ thuộc nặng nề vào Mĩ. D. nhiều nước có nền kinh tế phát triển và trở thành nước công nghiệp mới. Câu 42. Ngày 8-8-1967, tổ chức ASEAN thành lập ở A. Băng Cốc (Thái Lan). B. Hà Nội (Việt Nam). C. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). D.Viêng Chăn (Lào). Câu 43. Năm nước Đông Nam Á đầu tiên là thành viên của tổ chức ASEAN là A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện và Bru-nây. B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Lào, Xin-ga-po và Thái Lan. D. Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Miến Điện và Bru-nây. Câu 44. Chọn đáp án đúng về mối quan hệ giữa nội dung của cột I (thời gian gia nhập ASEAN) với nội dung của cột II (tên nước). I. (Thời gian gia nhập ASEAN) II. (Tên nước) 1. Năm 1967 a. Cam-pu-chia. 2. Năm 1984 b. Việt Nam. 3. Năm 1995 c. Lào, Mi-an-ma. 4. Năm 1997 d. Bru-nây. 5. Năm 1999 e. Thái Lan. A. 1c, 2d, 3a, 4b, 5e. B. 1d, 2c, 3b, 4e, 5a. C. 1c, 2a, 3e, 4d, 5b. D. 1e, 2d, 3b, 4c, 5a. Câu 45. Đầu những năm 80 của TK XX, nên kinh tế Liên Xô có điểm nổi bật là A. phát triển chậm. B. trì trệ, khủng hoảng. C. phát triển tương đối ổn định. D. phát triển xen lẫn khủng hoảng. Câu 46. Ngay sau khi giành được độc lập Ấn Độ tiến hành cuộc ………….. và đã giúp tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân. A. cách mạng xanh B. cách mạng trắng C. cách mạng chất xám. D. cách mạng nhung. Câu 47. Khối quân sự Đông Nam Á ( SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp thành lập nhằm mục đích A. duy trì hòa bình, an ninh khu vực. B. hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực. C. đảm bảo sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản ở khu vực. D. ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực. Câu 48. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực A. Trung Phi B. Nam Phi. C. Bắc Phi. D. Đông Phi. Câu 49. Từ đầu những năm 90 của TK XX, kinh tế các nước Mĩ la-tinh có đặc điểm A. khủng hoảng trầm trọng. B. kinh tế phát triển với tốc độ cao. C. gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp. D. vươn lên trở thành trung tâm kinh tế- tài chính mới nổi của Thế giới. Câu 50. Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1946- 1950) là A. củng cố quốc phòng an ninh. B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. D. xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật cho CNXH. |