Dãy chất chỉ gồm các đơn chất?Câu 19. Dãy chất chỉ gồm các đơn chất? A. H2, O2, Na. B. CaO, CO2, ZnO. C. HNO3, H2CO3, H2SO4. D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3. Câu 20. Cho các chất có công thức sau: Cl2, H2, CO2, Zn, H2SO4, O3, H2O, CuO. Nhóm chỉ gồm các hợp chất là: A. H2, O3, Zn, Cl2. B. O3, H2, CO2, H2SO4. C. Cl2, CO2, H2, H2O. D. CO2, CuO, H2SO4, H2O. Câu 21. Cho các dữ kiện sau: (1) Khí hiđro do nguyên tố H tạo nên; (2) Khí canbonic do 2 nguyên tố C và O tạo nên; (3) Khí sunfurơ do 2 nguyên tố S và O tạo nên; (4) Lưu huỳnh do nguyên tố S tạo nên. Hãy chọn thông tin đúng: A. (1), (2): đơn chất. B. (1), (4): đơn chất. C. (2), (3): đơn chất. D. (3), (4): đơn chất. Câu 22. Cho các phát biểu sau: (1) Đơn chất hóa học là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. (2) Khí hiđro, lưu huỳnh, than, …. là những đơn chất kim loại. (3) Thường thì tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố (trừ một số ít trường hợp). (4) Nước được tạo ra từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O. (5) Khí metan được tạo bởi 2 nguyên tố là C và H, nó là hợp chất vô cơ. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 23. Phân tử khối của hợp chất tạo ra từ 3 nguyên tử oxi và 2 nguyên tử R là 102 đvC. Nguyên tử khối của R là A. 46. B. 35. C. 27. D. 23. Câu 24. Phân tử khối của hợp chất tạo bởi Fe2(SO4)3 là A. 418. B. 416. C. 400. D. 305. Câu 25. Phân tử khối của hợp chất N2O5 là A. 30. B. 44. C. 108. D. 94. Câu 26. Chất nào sau đây có phân tử khối bằng 63? A. H2SO4. B. HNO3. C. HBr. D. HCl. Câu 27. Khi đốt cháy một chất trong oxi thu được khí cacbonic CO2 và hơi nước H2O. Nguyên tố nhất thiết phải có trong thành phần của chất mang đốt là A. Cacbon và hiđro. B. Cacbon và oxi. C. Cacbon, hiđro và oxi. D. Hiđro và oxi. Câu 28. Cho các phát biểu sau, phát biều nào là không chính xác A. H2S, CO2, H2SO4, … là các hợp chất. B. Một số nguyên tố có thể tạo nên 2,3, … dạng đơn chất. C. Nước là hợp chất được tạo ra từ 2 nguyên tố hóa học là H và O. D. Hợp chất hữu cơ chỉ tạo ra từ 2 nguyên tố. Câu 29. Trong 1 phân tử nước (H2O) có các nguyên tử A. 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi. B. 1 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi. C. 1 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi. D. 2 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử oxi. Câu 30. Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca. B. Na. C. Fe. D. Hg. Câu 31. Nguyên tố X có nguyên tử khối (NTK) bằng 2 lần NTK của oxi. Nguyên tử X là A. Na. B. Ca. C. K. D. S. Câu 32. Chọn câu trả lời đúng nhất: A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố. B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất. C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó. D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất. Câu 33. Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: A. 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi. B. 1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi. C. nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi. D. 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi. Câu 34. Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất A. 1. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 35. Hợp chất natri cacbonat có công thức hóa học là Na2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tố theo thứ tự Na: C: O là A. 2: 0: 3. B. 1: 2: 3. C. 2: 1: 3. D. 3: 2: 1. Câu 36. Cách viết 2C có ý nghĩa: A. 2 nguyên tố cacbon. B. 2 nguyên tử cacbon. C. 2 đơn vị cacbon. D. 2 khối lượng cacbon. Câu 37. Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là A. 3H. B. 3H2. C. 2H3. D. H3. Câu 38. Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là A. 4 nguyên tử hiđro. B. 8 nguyên tử hiđro. C. 4 phân tử hiđro. D. 8 phân tử hiđro. Câu 39. Công thức nào dưới đây viết đúng? A. MgCl2. B. CaBr3. C. AlCl2. D. Na2NO3. Câu 40. Cho các phát biểu sau: (1) Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố. (2) Công thức hóa học của của khí hiđro là H. (3) Phân tử khối của canxi cacbonat là 100 (đvC). (4) Từ công thức hóa học có thể biết được số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất. (5) Đồng (II) sunfat do 2 nguyên tố là Cu và S tạo ra. Phát biểu đúng là A. (1), (2), (5). B. (2), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 41. Công thức hóa học nào đây không đúng? A. NaOH. B. ZnOH. C. KOH. D. Fe(OH)3. Câu 42. Dãy chất gồm tất cả các chất có công thức hóa học viết đúng là A. NaCO3, NaCl, CaO. B. AgO, NaCl, H2SO4. C. Al2O3, Na2O, CaO. D. HCl, H2O, NaO. Câu 43. Hóa trị là con số biểu thị: A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử. B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử. C. Khả năng phân li các chất. D. Khả năng thay đổi màu sắc. Câu 44. Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào? A. H chọn làm 2 đơn vị B. O là 1 đơn vị. C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị. Câu 45. Trong hợp chất NO, NO2 nitơ lần lượt có hóa trị là A. I, III B. II, IV. C. I, II. D. III, IV. Câu 46. Biết hóa trị của Ca (II) và (PO4 (III). Vậy công thức hóa học đúng là? A. CaPO4 B. Ca2PO4. C. Ca3PO4 D. Ca3(PO4)2 Câu 47. Hợp chất Ba(NO3)X có phân tử khối là 261, Ba có nguyên tử khối là 137 và hoá trị II. Tính hoá trị của nhóm (NO)3. A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 48. Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào? A. N2O5. B. NO2. C. NO. D. N2O3. Câu 49. Hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2 là A. II, IV, IV. B. II, III, V. C. III, V, IV. D. I, II, III. Câu 50. Một oxit có công thức M2Ox có phân tử khối là 102. Biết nguyên tử khối của M là 27, hóa trị của M là A. III. B. II. C. I. D. IV. Câu 51. Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y là A. XY. B. X2Y. C. X3Y. D. XY2. Câu 52. Những nhận xét nào sau đây đúng? A. Xăng, khí nitơ, muối ăn, nước tự nhiên là hỗn hợp. B. Nước đường chanh, khí oxi, nước muối, cafe sữa là hỗn hợp. C. Muối ăn, đường, khí cacbonic, nước cất là chất tinh khiết. D. Sữa, không khí, nước chanh, trà đá là hỗn hợp. Câu 53. Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là: A. Dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi. B. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi. C. Hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi. D. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm. Câu 54. Cho các phát biểu sau: (1) Nước cất là chất tinh khiết, (2) Nước cất sôi ở 102oC”. (3) Nước cất không màu, không mùi và không vị. (4) Nước cất có khối lượng riêng bằng 1 g/ml. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. C. 4. Câu 55. Cho các phát biểu sau: (1) Nước tự nhiên là một hỗn hợp. (2) Sử dụng phương pháp lọc để tách muối từ nước biển. (3) Nước đường, nước chanh, nước muối là chất tinh khiết. (4) Nước cất sôi ở 100oC và hóa rắn ở 0oC. (5) Dựa vào tính chất vật lí khác nhau ta có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. Số phát biểu đúng là A. (1), (2), (5). B. (1), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (2), (4) (5). Câu 56. Cho các chất dưới đây (1) Natri clorua rắn (muối ăn); (2) Dung dịch natri clorua; (3) Sữa tươi; (4) Nhôm; (5) Nước cất; (6) Nước chanh. Các chất tinh khiết là A. (3), (5), (6). B. (1),(4),(5). C. (1),(3),(5). D. (2), (3), (6). Câu 57. Thành phần cấu tạo của hầu hết của các loại nguyên tử gồm: A. Proton và electron. B. Nơtron và electron. C. Proton và nơtron. D. Proton, nơtron và electron. Câu 58. Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây? A. Electron. B. Proton. C. Proton, nơtron, electron. D. Proton, nơtron. Câu 59. Trong một nguyên tử A. số prot nơtron. B. số electr nơtron. C. số electr proton. D. số electr proton + số nơtron. Câu 60. Vì sao nói khối lượng của hạt nhân cũng là khối lượng của nguyên tử? A. Vì khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử. B. Vì điện tích hạt nhân bằng điện tích ở vỏ nguyên tử. C. Vì khối lượng electron không đáng kể. D. Vì khối lượng nơtron không đáng kể. |