Viết phương trình hóa học
Bài 1. Cho 11,2 gam sắt (Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohiđric (HCl) sau phản ứng thu được sản phẩm gồm FeCl2 và H2. a. Viết phương trình hóa học. b. Tính khối lượng HCl cần dùng. c. Tính thể tích khí H2 (ở đktc). Bài 2. Cho sơ đồ phản ứng: Cu + O2 ---> CuO a. Tính khối lượng CuO sinh ra khi có 25,6 gam Cu tham gia phản ứng. b. Tính khối lượng Cu và thể tích khí O2 ở đktc) cần dùng để điều chế 24 gam CuO. Bài 3. Cho 8,1 gam ZnO tác dụng với axit clohiđric (HCl) theo sơ đồ phản ứng sau: ZnO + HCl ---> ZnCl2 + H2 a. Tính khối lượng muối ZnCl2 tạo thành sau phản ứng. b. Tính thể tích khí H2 tạo thành ở đktc. Bài 4. Cho 16 gam Kẽm tác dụng vừa đủ với axit clohiđric theo sơ đồ phản ứng sau: Zn + HCl ® ZnCl2 + H2 a. Lập phương trình phản ứng trên. b. Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc). c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã dùng cho phản ứng trên. d. Tính số phân tử Zn đã phản ứng. Bài 5. Cho 3,2 gam lưu huỳnh cháy trong khí oxi sau phản ứng thu được khí sunfurơ. a. Lập phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng oxi tham gia phản ứng và thể tích SO2 sinh ra ở (đktc). Bài 6. Người ta đun nóng sắt (III) oxit Fe2O3 với khí H2 tạo thành sản phẩm khử: Fe và nước. 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng trên. 2. Nếu dùng 16 gam sắt (III) oxit tác dụng vừa đủ với H2 thì: a. Thể tích H2 (đktc) đã dùng là bao nhiêu. b. Có bao nhiêu gam sắt tạo thành sau phản ứng.