Nguyễn Dung | Chat Online
14/11/2021 11:11:12

Dãy kim loại nào tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng


Câu 35. Dãy kim loại nào tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng?

A. Al, Zn, Fe.                    B. Mg, Fe, Ag.                  C. Zn, Pb, Au.                   D. Na, Mg, Al.

Câu 36. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là

A. Fe và Au.                      B. Al và Ag.                      C. Cr và Hg.                      D. Al và Fe.

Câu 37. Các kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag là

A. Al, Zn, Cu.                    B. Mg, Fe, Ag.                  C. Zn, Pb, Au.                   D. Na, Mg, Al.

Câu 38. Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch

A. ZnSO4.                         B. Pb(NO3)2.                     C. CuCl2.                           D. Na2CO3.

Câu 39. Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl­2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên?

A. Zn                                 B. Fe                                  C. Mg                                D. Ag

Câu 40. Kim loại nào sau đây phản ứng dung dịch CuSO4 tạo thành 2 chất kết tủa?

A. Na.                                B. Fe.                                 C. Ba.                                D. Zn.

Câu 41. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng một loại muối clorua

A. Fe.                                 B. Ag.                                C. Zn.                                D. Cu.

Câu 32 (M.15): Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.                                B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.                                  D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.

Câu 43. Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag. Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây?

A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.

B. Hoà tan hỗn hợp vào H2SO4 loãng.

C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.

D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag.

Câu 44. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần từ trái sang phải là

A. Mg, K, Fe, Cu.              B. Cu, Fe, K, Mg.              C. K, Mg, Fe, Cu.              D. Cu, Fe, Mg, K.

Câu 45. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là

A. Al, Mg, K, Ca.              B. Ca, K, Mg, Al.              C. K, Ca, Mg, Al.              D. Al, Mg, Ca, K.

Câu 46. Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là:

A. Cu; Fe; Zn; Al; Na; K.                                            B. Al; Na; Fe; Cu; K; Zn.

C. Fe; Al; Cu; Zn; K; Na.                                            D. Fe; Cu; Al; K; Na; Zn.

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn