Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menden được gọi là:Câu 1: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menden được gọi là: A. phương pháp phân tích các thế hệ lai B. thí nghiệm nhiều lần trên đậu Hà lan C. dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. D. thí nghiệm nhiều lần trên Ruồi giấm Câu 2:Phép lai cho thế hệ con lai F1 có 2 kiểu hình là A. AA x aa B. aa x aa C. Aa x Aa D. AA x Aa Câu 3: Phép lai 1 cặp tính trạng dưới đây cho 4 tổ hợp ở con lai là: A. TT x tt B. Tt x tt C. Tt x Tt D. TT x Tt Câu 4: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau được gọi là A. cơ thể lai B. thể đồng hợp C. thể dị hợp D. đồng hợp trội Câu 5: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng? A. P: AaBb x aabb C. P: AaBb x Aabb B. P: AaBb x AABB D. P: AaBb x aaBB Câu 6. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. kiểu hình B. tính trạng C. kiểu gen D. nhân tố di truyền Câu 7: Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được A. toàn quả vàng B. toàn quả đỏ C. tỉ lệ 1 đỏ:1 vàng D. tỉ lệ 3 đỏ : 1 vàng Câu 8: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau được gọi là A. cơ thể lai B. thể đồng hợp C. thể dị hợp D. đồng hợp trội Câu 9: Đặc điểm của giống thuần chủng là A. dễ gieo trổng C. nhanh tạo kết quả trong thí nghiệm B. có khả năng sinh sản mạnh D. có đặc tính di truyền đồng nhất Câu 10: Đặc điểm nào của đậu Hà lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền của Menden? A.Sinh sản và phát triển mạnh B. Có chu kỳ ra hoa và vòng đời ngắn C. Số nhiễm sắc thể ít và dễ phát sinh biến dị D. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt Câu 11: Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ 9:3:3:1 A. AaBb x aabb C. AaBb x AABb B. AaBb x AaBb D. AaBb x AABB Câu 12:Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có: A. 4 kiểu hình khác nhau B. tỷ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn C. các biến dị tổ hợp D. tỷ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó Câu 13. Tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3: 1 xuất hiện trong phép lai nào? A. AA x aa B. Aa x Aa C. Aa x aa D. aa x aa
Câu 14: Trong quá trình phân bào hình thái NST nhìn thấy rõ nhất ở A. kỳ đầu B. kỳ giữa C. kỳ sau D. kỳ cuối. Câu 15: Điều đúng khi nói về quá trình giảm phân ở tế bào là A.Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần và phân bào một lần B. Nhiễm sắc thể nhân đôi hai lần và phân bào hai lần C. Nhiễm sắc thể nhân đôi hai lần và phân bào một lần D. Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần và phân bào hai lần Câu 16: Đối tượng nghiên cứu di truyền của Moocgan là A.cà chua B. lúa nước. C. ruồi giấm D. đậu hà lan Câu 17: Ở một loài có 4 nhóm gen liên kết, tên của loài đó là A. lúa nước B. ruồi giấm C. gà D. người Câu 18: Ở động vật nếu số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I bằng nhau, kết luận nào sau đây là đúng? A. Số tinh trùng nhiều gấp đôi số trứng C. Số trứng nhiều gấp 4 lần số tinh trùng B. Số tinh trùng nhiều gấp 4 lần số trứng D. Số tinh trùng và số trứng bằng nhau Câu 19: Ở những loài giao phối, giới tính thường được xác định trong quá trình nào? A. Thụ tinh B. Nguyên phân C. Giảm phân D. Trao đổi chéo Câu 20. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào trong chu kì tế bào? A. Kì đầu B. Kì trung gian C. kì cuối D. Kì giữa Câu 21 Bộ NST lưỡng bội (2n) trong tế bào sinh dưỡng ở người là: A. 22NST B. 23NST C. 44NST D. 46NST Câu 22: Số NST trong tế bào sinh dưỡng của người bị hội chứng đao là A. 46 chiếc B. 45 chiếc c. 47 chiếc D. 44 chiếc Câu 23: Khi gen tổng hợp phân tử ARN thì Nuclêôtít loại A của mạch khuôn sẽ liên kết với Nuclêôtít loại nào của môi trường nội bào ? A. U B. A C. G D. X Câu 24: Loại nuclêotít có ở ADN mà không có ở ARN là A. uraxin B. ađênin C. timin D. Guanin Câu 25: Kết thúc quá trình giảm phân, số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con là bao nhiêu? A. Lưỡng bội ở trạng thái kép C. Đơn bội ở trạng thái kép B. Lưỡng bội ở trạng thái đơn D. Đơn bội ở trạng thái đơn Câu 26: Kết thúc quá trình giảm phân, số tế bào con được tạo thành là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27: Ở ruồi giấm có 2n=8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Theo lý thuyết thì số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau: A. 4 B. 8 C.16 D. 32 Câu 28: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là A. sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con B. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con C. sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con D. sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con Câu 29: NST kép tồn tại ở những kỳ nào trong chu kỳ tế bào? A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau. B. Kỳ trung gian, kỳ đầu. C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa. D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối. Câu 30: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là A. sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh. B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân. C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh. D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh. Câu 31: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ A. sự nhân đôi của tế bào chất. B. sự nhân đôi của NST đơn. C. sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc. D. sự nhân đôi của ADN. Câu 32: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân? A. tạo ra vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào. C. Giúp các NST tập trung ở mặt phẳng xích của thoi phân bào D. Giúp các NST đính trên các sợi tơ vô sắc và phân li về hai cực trong phân bào. Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST? A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. B. Hình thái và kích thước NST. C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử. D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp. Câu 34: Tâm động là gì? A. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh. B. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào. C. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST. D. Tâm động là điểm dính NST với protein histon. Câu 35: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành A. từng cặp tương đồng B. từng cặp không tương đồng. C. từng chiếc riêng rẽ. D. từng nhóm. Câu 36: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa: A. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. B. nguyên phân và giảm phân. C. giảm phân và thụ tinh. D. nguyên phân và thụ tinh. Câu 37: Bản chất của thụ tinh là gì? A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội B. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội D. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội Câu 38: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY Câu 39: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì : A. bằng nhau B. bằng 2 lần C. bằng 4 lần D. giảm một nửa Câu 40: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì? A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái D. Sự tạo thành hợp tử Câu 41: Loại nuclêotít có ở ARN mà không có ở ADN là A. uraxin B. ađênin C. timin D. guanin Câu 42: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả: A. A=X, G =T B. A+T= G+X C. A - G = X- T D. A+ G = T+X Câu 43: Đơn phân của ADN là A. axit amin B. axit nuclêic C. Nucleotit D. Ribônuclêic Câu 44: Cho một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự nucleotit như sau: Mạch 1:… TAAXGXTTA Nếu sử dụng mạch ADN trên là mạch khuôn mẫu thì trình tự nucleotit trên m ARN là A. …..AUUGXGAAU C…...ATTGXGAAT B. ….AUUGXGUAA D…..ATTGXGAAT Câu 45: Chức năng của tARN là A. truyền đạt thông tin về cấu trúc prôtêin từ nhân ra chất tế bào B. vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin C. tham gia cấu tạo nhân của tế bào D. tham gia cấu tạo màng tế bào Câu 46: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu B. Nuyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn C. Nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn D. Nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn Câu 47: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần cấu tạo của phân tử ADN là A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. S. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg Câu 48: Yếu tố tạo nên tính đa dạng của ADN là A. thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin B. thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit C. trình tự sắp xếp của các axitamin tạo nên D. trình tự sắp xếp của các nuclêôtit tạo nên Câu 49: Chiều xoắn của phân tử ADN là A. chiều từ trái sang phải B. chiều từ phải qua trái C. cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ D. xoắn theo mọi chiều khác nhau Câu 50: Nguyên tắc bán bảo tòan trong cơ chế nhân đôi của ADN là A. hai ADN con được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu. B. hai ADN con được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi. C. trong 2 ADN con, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch được tổng hợp mới D. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau. Câu 51: Đặc điểm chung về cấu tạo của phân tử ADN và ARN là A. là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân B. có kích thước và khối lượng bằng nhau C. đều được cấu tạo từ các nuclêic D. đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 52: Trong quá trình nhân đôi của ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với: A. T mạch khuôn B. G mạch khuôn C. A mạch khuôn D. X mạch khuôn Câu 53: Nếu trên một mạch đơn của phân tử ADN có trật tự các Nuclêôtit là: – A – T – G – X – A – thì trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là: A. – T – A – X – G – T – B. – T – A – X – A – T – C. – A - T – G – X – A – D. – A – X – G – T – A – Câu 54: ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì A. cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P. B. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin C. cấu trúc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn D. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X Câu 55: Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là A. do sự phân chia tế bào làm cho số NST nhân đôi B. do NST nhân đôi theo chu kì tế bào C. do NST luôn ở trạng thái kép D. do sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST Câu 56: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là A. sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào B. nguyên tắc bổ sung C. sự tham gia xúc tác của các enzim D. cả 2 mạch của ADN con đều được tổng hợp mới. Câu 57: Gen là gì? A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit. B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit (mã hóa prôtêin bậc1) hay một phân tử ARN C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một số phân tử ARN. D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một số loại chuỗi pôlipeptit hay một số loại phân tử ARN Câu 58: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit loại G trên mạch khuôn sẽ liên kết với A. T của môi trường C. G của môi trường B. A của môi trường D. X của môi trường Câu 59: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở: A. bên ngoài tế bào. C. trong nhân tế bào B. chất tế bào D. trên màng tế bào. Câu 60: Chức năng của ADN là: A. mang thông tin di truyền B. giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường C. truyền thông tin di truyền D. Mang và truyền đạt thông tin di truyền |