Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý làCâu 31: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao. B. Mỗi năm đều có khoa thi. C. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi. D. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi. Câu 32: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Ngu. D. Đại Nam. Câu 323Tại sao quân Tống lại bị chặn ở bờ bắc sông Như Nguyệt ? A. Quân ta có tướng giỏi Lý Thường Kiệt chỉ huy. B. Quân ta đã chặn đánh ở cửa ải biên giới. C. Quân ta có phòng tuyến ở bờ Bắc sông Như Nguyệt D. Có phòng tuyến bờ Nam sông Như Nguyệt rất kiên cố. Câu 34: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào? A. Đánh hai nước Liêu - Hạ. B. Đánh Đại Việt C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ. D. Tiến hành cải cách, củng cố đất nước. Câu 35: Tại sao Lý Thường Kiệt đem quân sang đất Tống A. Dọa cho quân Tống sợ B. Xâm lược nhà Tống C. Thể hiện sự tài giỏi D. Tiến công trước để tự vệ Câu 36: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. Câu 37: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. B. Trâu, bò là động vật quý hiếm. C. Trâu, bò là động vật linh thiêng. D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 38: Mục đích của việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long của Lý Công Uẩn? A. Thăng Long có vị trí thuận lợi để phát triển đất nước B. Thăng Long thuận lợi cho phòng thủ khi có giặc ngoại xâm C. Thăng Long là quê hương của ông D. Thăng Long có cảnh đẹp Câu 39: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông” thời Lý? A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. Câu 40: Chúng ta học được gì qua cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt? A. Đánh trước để chặn thế mạnh của giặc B. Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu C. Rút lui bảo toàn lực lượng D. Ngày ẩn nấp đêm ra đánh Câu 41:Khu đền tháp Ăng-co-Vát là công trình kiến trúc độc đáo của A. Lào. B. Cam pu chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 42: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại: A. Các công tước, hầu tước. B. Các chủ nô Rô ma. C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. D. Các tướng lĩnh quân sự. Câu 43: Người dẫn đầu đoàn thám hiểm tìm ra Châu Mĩ năm 1492: A. C.Cô-lôm-bô B. Đi-a-xơ C. Va-xcô đơ Ga-ma D. Ma-gien-lan Câu 44: Cư dân chủ yếu trong thành thị XHPK Châu Âu: A. Lãnh chúa và nông nô B. Lãnh chúa và thương nhân C. Thợ thủ công và nô lệ D. Thợ thủ công và thương nhân Câu 45: Bốn phát minh lớn của Trung Quốc là A. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy B. La bàn, thuốc súng, nghề in, dệt C. La bàn, súng, nghề in, giấy D. La bàn, gốm, nghề in, giấy Câu 46: Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là A. Đại Cồ Việt B. Đại Việt C. Đại Nam D. Việt Nam Câu 47: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)là ai? A. Lý Thái Tổ B. Lý Kế Nguyên C. Lý Thường Kiệt D. Lý Công Uẩn |