Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dướiCỨ BẢO TUỔI SỬU CÓ ĐƯỢC KHÔNG! Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút lót bao giờ. Bà vợ thấy tình chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai.Có làng nọ muốn nhờ quan bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng từ chối đây đẩy: - Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mười, hay mười lăm năm sau ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi đấy! - Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách: Quan huyện nhà tôi tuổi “Tí”.Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bằng bạc đển đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng! - Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc toàn bằng bạc, đem đến. - Một hôm quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại - Nghe xong, ông huyện mắng: Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi “Tí”! Cứ bảo tuổi “Sửu” có được không? Câu hỏi Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bảnCâu 2: Trong câu chuyện hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào? Câu 3: Trong câu chuyện,ông huyện được giới thiệu là người như thế nào? Câu 4: Theo anh/chị ,chi tiết: Nghe xong ,ông huyện mắng : Sao mà ngốc vậy!Lại đi bảo là tuổi " Tí"! Cứ bảo tuổi " Sửu" có được không? Có ý nghĩa gì? Câu 5: Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? Câu 6: Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên. |