----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- 3. Trong đoạn văn sau, những câu nào thể hiện lí lē, những câu nào thể hiện bằng chứng? (1) Cảnh ngô ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. (2) Ngay từ tuổi cắp sách đến trường, ông đã phải lăn lộn với dời sống dân nghèo dể tự kiếm sống bằng những “"nghề nhỏ mọn nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ổ tô, bãi đá bóng. chung đụng với mọi hạng trẻ “hư hỏng" của các lớp “cặn bã", tụi trẻ (..] bán bảo, bán xôi chè, bản kẹo, hoa quă, bán các dồ chơi lặt vặt, di ở bế con hay nhặt bóng quần, hoặc ăn mày, ăn cắp từ con cá, lá rau. (3) Năm 16 tuổi, khi phải rời bỏ quê hương đến thành phổ Hải Phòng thì ông càng nhập hằn vào cuộc sống của hạng người dưới dáy của xã hội thành thị. (4) Hoàn cảnh ấy dã tạo nên ở Nguyên Hồng một cải gì đó có thể gọi là “chất dân nghèo, chất lao động". (5) Điều này không thể có ở những cây bút khác. (6) Nó thể hiện ngay ở cái vẻ ngoài của nhà văn khiến người ta thoạt tiếp xúc, không thế phân biệt ông với những người dân phu lam lũ hay những bác thợ cày nước da sạm màu nắng gió.