Con người là một trong những đại diện của?Câu 1. Con người là một trong những đại diện của A. lớp Chim. B. lớp Lưỡng cư. C. lớp Bò sát. D. lớp Thú. Câu 2. Trong giới Động vật, loài sinh vật nào hiện đứng đầu về mặt tiến hóa? A. Con người B. Gôrila C. Đười ươi D. Vượn CHƯƠNG 1 Câu 3. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực? A. Bóng đái B. Phổi C. Thận D. Dạ dày Câu 4. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang bụng? A. Tim B. Phổi C. Gan. D. Khí quản. Câu 5. Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào? A. Cơ hoành B. Cơ hai đầu C. Cơ liên sườn D. Cơ ba đầu Câu 6. Đơn vị chức năng của cơ thể là A. Hệ cơ quan. B. Cơ quan. C. Mô. D. Tế bào. Câu 7. Nơi xảy ra quá trình tổng hợp prôtêin của tế bào là A. Trung thể. B. Ribôxôm C. Nhân con. D. Lưới nội chất Câu 8. Cấu trúc nào dưới đây không có trong tế bào chất? A. Ti thể. B. Nhiễm sắc thể. C. Bộ máy Gôngi D. Trung thể. Câu 9. Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Bộ máy Gôngi B. Lục lạp C. Nhân D. Trung thể Câu 10. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước lớn nhất? A. Tế bào trứng B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào xương D. Tế bào tinh trùng Câu 11. Nơron là tên gọi khác của A. tế bào cơ vân. B. tế bào thần kinh. C. tế bào thần kinh đệm. D. tế bào xương. Câu 12. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan? A. Mô cơ B. Mô thần kinh C. Mô biểu bì D. Mô liên kết Câu 13. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết? A. Mô cơ B. Mô thần kinh C. Mô biểu bì D. Mô liên kết Câu 14. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính? A. 5 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 2 loại Câu 15. Căn cứ vào đâu để người ta phân chia các nơron thành 3 loại: nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm? A. Hình thái B. Tuổi thọ C. Chức năng D. Cấu tạo CHƯƠNG 2. Câu 16. Ở người, xương cột sống cong ở mấy chỗ? A. 3 chỗ B. 4 chỗ C. 5 chỗ D. 1 chỗ Câu 17. Xương nào sau đây là xương dài nhất trong cơ thể người? A. Xương cánh tay B. Xương đùi C. Xương sườn D. Xương cẳng chân Câu 18. Tại sao người trưởng thành không cao thêm? A. Do sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương. B. Do người lớn làm việc nhiều. C. Do màng xương bị lão hóa. D. Do ăn uống không đủ dinh dưỡng. Câu 19. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn? A. 4 đôi B. 3 đôi C. 1 đôi D. 2 đôi Câu 20. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động? A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân B. Khớp giữa các xương hộp sọ C. Khớp giữa các đốt sống D. Khớp giữa các đốt ngón tay Câu 21. Khớp có cử động của khớp hạn chế là A. Khớp bất động. B. Khớp bán động. C. Khớp bất động. D. Không có loại khớp nào. Câu 22. Bộ xương người được chia làm mấy phần? A. 2 phần B. 3 phần C. 4 phần D. 5 phần Câu 23. Trong khoang xương của thân xương dài có chứa A. Chất tủy vàng ở trẻ em. B. Chất tủy đỏ ở người già. C. Chất tủy vàng ở trẻ em và chất tủy đỏ ở người già. D. Chất tủy đỏ ở trẻ em và chất tủy vàng ở người già. Câu 24. Bộ phận nào của xương giúp xương to ra về bề ngang? A. Sụn bọc đầu xương. B. Màng xương. C. Mô xương cứng. D. Mô xương xốp. Câu 25. Bộ phận nào của xương giúp xương dài ra? A. Sụn tăng trưởng. B. Màng xương. C. Mô xương cứng. D. Mô xương xốp. Câu 26. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ? A. Mô xương xốp và khoang xương B. Mô xương cứng và mô xương xốp C. Khoang xương và màng xương D. Màng xương và sụn bọc đầu xương Câu 27. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ? A. 400 cơ B. 600 cơ C. 800 cơ D. 500 cơ Câu 28. Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây? A. Mỏi cơ B. Liệt cơ C. Viêm cơ D. Xơ cơ Câu 29. Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ A. co duỗi ngẫu nhiên. B. co duỗi đối kháng. C. cùng co. D. cùng duỗi Câu 30. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. Axit axêtic B. Axit axit clohiđric C. Axit xitric D. Axit lactic Câu 31. Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây? A. Trạng thái thần kinh B. Màu sắc của vật cần di chuyển C. Nhịp độ lao động D. Khối lượng của vật cần di chuyển Câu 32. Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào? A. Ôxi B. Nước C. Nitơ D. Cacbonic CHƯƠNG 3 Câu 33. Bạch cầu được phân chia thành mấy loại chính? A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 34. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người? A. Hình đĩa, lõm hai mặt B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán C. Màu đỏ hồng D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí Câu 35. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi? A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO Câu 36. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ thẫm? A. N2 B. CO2 C. O2 D. CO Câu 37. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 75% B. 60% C. 45% D. 55% Câu 38. Trong máu, các tế bào máu chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 75% B. 60% C. 45% D. 55% Câu 39. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu Câu 40. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào? A. Hêmôerythrin B. Hêmôxianin C. Hêmôglôbin D. Miôglôbin Câu 41. Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào? A. Nước mô B. Máu C. Dịch bạch huyết D. Dịch nhân Câu 42. Các tế bào máu ở người được phân chia thành mấy loại chính? A. 5 loại B. 4 loại C. 3 loại D. 2 loại Câu 43. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá? A. Kháng nguyên – kháng thể B. Kháng nguyên – kháng sinh C. Kháng sinh – kháng thể D. Vi khuẩn – prôtêin độc Câu 44. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. prôtêin độc. Câu 45. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông? A. Cl- B. Ca2+ C. Na+ D. Ba2+ Câu 46. Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu A C. Nhóm máu B D. Nhóm máu AB Câu 47. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B Câu 48. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu? A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Cả 3 loại tế bào máu Câu 49. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể anpha? A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 50. Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây? A. Tĩnh mạch phổi B. Động mạch phổi C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ Câu 51. Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào? A. Tâm thất phải B. Tâm nhĩ trái C. Tâm nhĩ phải D. Tâm thất trái Câu 52. Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 53. Ở người bình thường, thời gian tâm thất làm việc trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,3 giây Câu 54. Ở người bình thường, thời gian tâm nhĩ nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,7 giây D. 0,3 giây Câu 55. Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần? A. 85 lần B. 75 lần C. 60 lần D. 90 lần Câu 56. Huyết áp tối đa đo được khi A. tâm nhĩ dãn. B. tâm thất co. C. tâm thất dãn. D. tâm nhĩ co. Câu 57. Huyết áp tối thiểu đo được khi A. tâm nhĩ dãn. B. tâm thất co. C. tâm thất dãn. D. tâm nhĩ co. Câu 58. Loại mạch máu nào dưới đây có chức năng nuôi dưỡng tim? A. Động mạch dưới đòn B. Động mạch dưới cằm C. Động mạch vành D. Động mạch cảnh trong Câu 59. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ? A. Toi gà B.cúm gia cầm C. Covid – 19 D. Sốt xuất huyết. Câu 60. Tim có khả năng làm việc suốt đời là nhờ Tim hoạt động theo chu kì và có thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi. B. Tim có thành cơ khỏe. C. Tim được cung cấp đủ khí oxi. D. Tim hoạt động theo chu kì và có thời gian làm việc ít hơn thời gian nghỉ ngơi. ---- HẾT--- |