Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya, nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơCâu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya, nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơ. Câu 2: Đọc 2 câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu thơ thứ nhất. b. Hình ảnh so sánh trong câu thơ thứ nhất gợi liên tưởng đến câu thơ nào của Nguyễn Trãi? c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thứ 2? Tác dụng? d. Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong hai câu thơ đầu? Từ đó, em có cảm nhận như thế nào về tâm hồn của Bác? Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba. b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên. d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua đó, em hiểu thêm gì về con người của Bác? e. Kể tên bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cũng nói về một đêm không ngủ của Bác, ghi rõ tên tác giả? Câu 4: .Viết đoạn văn từ 5 -7 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya”. HS viết đoạn *Gợi ý: - Bài thơ : “ Cảnh khuya” viết trong thời gian nào? - Thời gian đó có gì đặc biệt? - Trong hoàn cảnh ấy Bác đã làm gì? - Bài thơ giúp em hiểu gì về con người Bác? |