Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya, nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơ

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya, nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơ.
Câu 2: Đọc 2 câu thơ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu thơ thứ nhất.
b. Hình ảnh so sánh trong câu thơ thứ nhất gợi liên tưởng đến câu thơ nào của Nguyễn Trãi?
c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thứ 2? Tác dụng?
d. Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên Việt Bắc trong hai câu thơ đầu? Từ đó, em có cảm nhận như thế nào về tâm hồn của Bác?
Câu 3. Đọc 2 câu thơ cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
a. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp so sánh trong câu thơ thứ ba.
b. Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ cuối? Nguyên nhân nảy sinh tâm trạng ấy là gì?
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong hai câu thơ trên.
d. Em hiểu “nỗi nước nhà” là gì? Qua đó, em hiểu thêm gì về con người của Bác?
e. Kể tên bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6 cũng nói về một đêm không ngủ của Bác, ghi rõ tên tác giả?
Câu 4: .Viết đoạn văn từ 5 -7 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya”.
HS viết đoạn
*Gợi ý:
- Bài thơ : “ Cảnh khuya” viết trong thời gian nào? 
- Thời gian đó có gì đặc biệt?
- Trong hoàn cảnh ấy Bác đã làm gì?
- Bài thơ giúp em hiểu gì về con người Bác?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
338
0
0
Jeon Jung Kook
05/12/2021 22:02:51
+5đ tặng
Câu 1 :
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
  Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
  Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

- Hoàn cảnh sáng tác : 
  • Cảnh khuya ;
    Tại chiến khu Việt Bắc vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 - 1954 .
- Bố cục :

+ Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc

+ Phần 2 (hai câu cuối): tâm trạng nhà thơ

Câu 2:
   a,  So sánh theo cấu trúc ngang bằng, có nghĩa dùng từ "như" : Tiếng suối được so sánh vs tiếng hát.
=> Tuy tiếng suối có lúc rất mạnh,rất tĩnh nhưng được ví lên như tiếng hát xa, êm đềm, du dương.
=> Tạo nên cái nhìn lãng mạn, thêm đẹp cho thiên nhiên.
  b,  Liên tưởng tới " Côn Sơn có suối nc trong / Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm " 
  c,  Nghệ thuật: điệp từ" lồng " -> tạo sự ấm áp , đan xen , quấn quýt của trăng , cây ,hoa 
  d,Cảnh rừng Việt Bắc đẹp lung linh huyền ảo , thơ mộng hữu tình . Qua đó em cảm nhận đc Bác là một người coi cảnh đẹp phía trước như một người bạn , Bác yêu thiên nhiên , yêu cây cỏ nơi chốn hoang vu rậm rạp nhưng vẫn lung linh huyền ảo

Câu 3 : 

  a,  - Sử dụng phép tu từ: điệp ngữ "chưa ngủ" được lặp lại 2 lần

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ "chưa ngủ" đứng ở cuối câu 3 và đầu câu 4 như là 1 cái bản lề khép mở. Khép lại và mở ra 2 phía tâm trạng trong con người Bác. Đó chính là niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo việc nước.
  b,   Ở hai  câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
c, - Điệp ngữ vòng : chưa ngủ
    - Tác dụng :
      +Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
d, 

- Nỗi nước nhà : Lo cho dân tộc được hòa bình, độc lập tự do, lo cho mỗi người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành, lo lắng về chiến tranh , lo lắng về cuộc chiến tàn khốc giữa nước ta với giặc thù .

- Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.
e, Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của tác giả Minh Huệ
Câu 4 :
                                                                          Bài làm
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.


CHẤM ĐIỂM NHÁ !

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo