Chọn đáp án đúngCâu 1. Trên một bao gạo có ghi “khối lượng tịnh 50kg”. Số đó chỉ: A. khối lượng của vỏ bao gạo. B. khối lượng của gạo trong bao. C. khối lượng của cả bao gạo. D. thể tích của gạo trong bao. Câu 2. Một học sinh dùng thước có ĐCNN 0,2 cm để đo chiều dài của quyển sách. Kết quả nào trong các kết quả sau là chính xác: A. 20,22cm B. 20,20cm C. 20,4cm D. 20,1 cm Câu 3. Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là A. 30cm3. B. 20cm3 C. 25m3. D. 125cm3. Câu 4. Đo khối lượng của vật, ta có thể dùng A. bình chia độ. B. cân. C. thước. D. phễu. Câu 5. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. giờ. B. giây. C. tuần. D. ngày. Câu 6. Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là: A. 1000C. B. 2000C. C. 500C. D. 100C. Câu 7. Dùng dụng cụ nào để đo mức độ nóng lạnh của vật? A. Cân y tế B. Nhiệt kế C. Thước cuộn D. Đồng hồ Câu 8. Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai? A. Lau chùi bằng khăn mềm. B. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng C. Cất kính vào hộp kín. D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch rồi nhẹ nhàng lau khô. Câu 9. Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ? A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân B. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định C. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng Câu 10. Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất? A. Đồng hồ đeo tay B. Đồng hồ treo tường C. Đồng hồ quả lắc. D. Đồng hồ bấm giây Câu 11. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh A. Gỗ B. Bông C. Dầu thô D. Nông sản Câu 12. Lứa tuổi từ 11-15 tuổi là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là: A. cacbonhydrate. B. protein C. cancium (canxi) D. chất béo Câu 13. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế A. Thủy tinh B. Thép xây dựng C. Nhựa composite D. Xi măng Câu 14. Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính A. Carbon dioside B. Oxygen C. Chất bụi D. Nitrogen Câu 15. Khi nào thì môi trường không khí bị xem là bị ô nhiễm A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn Câu 16. Thế nào là vật liệu A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hằng ngày B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, xi măng,.... C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo những sản phẩm phục vụ cuộc sống D. Vật liệu gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau Câu 17. Dòng nào gồm các dung dịch? A. nước đường, gạo và thóc, nước muối. B. nước và sỏi, gạo và thóc, nước và xăng. C. nước đường, nước muối, nước mắm. Câu 18. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể A. Carbohydrate ( chất đường, bột ) B. Lipit (chất béo) C. Protein (chất đạm) D. Vitamin Câu 19. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho là phù hợp nhất A. Phun nước B. Dùng cát đổ lên C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào D. Dùng chiếc chăn khô đáp vào
Câu 20. Để phân biệt 2 chất khí oxygen và carbon dioxide, em nên lựa chọn cách nào dưới đây A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó B. Ngửi mùi của 2 khí C. Oxygen duy trì sự sống và cháy D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm cây nến tắt là carbon dioxide Câu 21. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học A. Hòa tan đường và nước B. Cô can nước đường thành đường C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng Câu 22. Khi không may bị hóa chát ă da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là làm gì ? A. Đưa ra trung tâm cấp cứu B. Hô hấp nhân tạo C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào D. Cởi bỏ phần quần áo dính hóa chất, xả tay vào nước sạch ngay lập tức Câu 23. Cho đoạn văn sau: “ Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, diễn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở thủ đô Delhi (Ấn độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa sắt, sau hàng nghìn năm dù thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị rỉ sét”. Các tính chất vật lí của sắt trong đoạn văn trên là A. Chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt B. Chất rắn, màu xám, dẫn điện tốt, bị rỉ sét C. Chất rắn, màu xám, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt D. Chất rắn, màu xám, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, bị rỉ sét Câu 24. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì? A. Nhờ bạn xử lý hộ B. Tự xử lý và không cần thông báo với giáo viên C. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành D. Tiếp tục làm thí nghiệm Câu 25. Hỗn hợp nào dưới đây được gọi là dung dịch A. Nước muối loãng B. Đường lẫn cát C. Gạo lẫn trấu D. Xi-măng trộn cát Câu 26. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch ? A. Nước và dầu. B. Nước và giấm. C. Nước muối. D. Nước đường. Câu 27. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù A. Nước muối B. Nước phù sa C. Nước chè D. Nước máy Câu 28. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan A. Nước mắm B. Sữa C. Nước chanh đường D. Nước đường Câu 29. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng? A. Muối ăn B. Nến C. Dầu ăn D. Khí cacbon dioxide Câu 30. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc. |