Ai là người được nhân dân tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?Câu 1. Ai là người được nhân dân tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”? A. Nguyễn Tất Thành B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Định D. Tôn Thất Thuyết 4.Câu 2. Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào năm nào? A. 1858 B. 1859 C. 1862 D. 2017 5.Câu 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế do ai lãnh đạo? A. Trương Định B. Nguyễn Trường Tộ C. Tôn Thất Thuyết D. Đinh Công Tráng 6.Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước gì với thực dân Pháp? A. Nhường ba tỉnh miền Nam cho thực dân Pháp B. Nhường ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho thực dân Pháp. C. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. D. Nhường ba tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp. 7.Câu 5. Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước. B. Thông thương với thế giới. C. Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc …… D. Cả ba ý trên đều đúng. 8.Câu 6. Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam hình thành những giai cấp, tầng lớp mới nào? A. Tri thức, công nhân, tư sản, dân thành thị B. Tư sản, địa chủ, tiểu tư sản C. Địa chủ phong kiến, công nhân, nông dân D. Tri thức, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, công nhân 9.Câu 7: Phong trào Đông du do ai cổ động, tổ chức? A. Trương Định B. Phan Bội Châu C. Nguyễn Trường Tộ D. Tôn Thất Thuyết 10.Câu 8. Mục đích của phong trào Đông du là gì? A. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật đánh giặc. B. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật thăm quan. C. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập D. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Pháp, Trung Quốc để học tập. 11.Câu 9. Nguyễn Tất Thành sinh vào ngày, tháng, năm nào? A. 19 – 5 - 1980 B. 19 – 5 - 1890 C. 19 – 5 – 1089 D. 19 – 5 – 1087 12.Câu 10. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, ở đâu? A. 1911, tại bến cảng Nhà Rồng. B. 1912, tại ga Sài Gòn. C. 1910, tại bến cảng Nhà Rồng D. 1911, tại Nghệ An 13.Câu 11. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? A. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. B. Nâng cao hiểu biết, tiếp thu nên văn hóa phương Tây. C. Muốn đưa văn hóa nước ta ra nước ngoài. D. Muốn bạn bè các nước biết đến Việt Nam. 14.Câu 12. Thời gian diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là: A. 1929 - 1930 B. 1930 - 1931 C. 1931 –1932 D. 1933 –1934 15.Câu 13: Tại sao vào giữa tháng 8 năm 1945, ở nước ta xuất hiện thời cơ cách mạng “ngàn năm có một”? A. Pháp đầu hàng Nhật B. Pháp đầu hàng Đồng minh C. Nhật đầu hàng Đồng minh D. Nhật đầu hàng Pháp 16.Câu 14: Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc Lập” vào ngày tháng năm nào, ở đâu? A. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình. B. Ngày 2/9/1954, tại Quảng trường Ba Đình. C. Ngày 2/9/1945, tại Nhà hát lớn Hà Nội. D. Ngày 2/9/1975, tại Phủ Khâm Sai. 17.Câu 15. Bác Hồ đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” nhằm mục đích gì? A. Tuyên bố chấm dứt ách đô hộ của thực dân và đế quốc. B. Tuyên bố chấm dứt ách đô hộ của thực dân xâm lược. C. Tuyên bố về quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. D. Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết quyền độc lập và tự do của nước ta. 18.Câu 16. Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. A. Gửi tối hậu thư, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. B. Chúng bắt dân cống nạp và bắt lính. C. Giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. D. Đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ. 19.Câu 17. Hưởng ứng việc lập “hũ gạo cứu đói”, Bác Hồ đã làm gì? A. Bác Hồ gương mẫu thực hiện 10 ngày nhịn ăn một bữa, dành gạo giúp người nghèo. B. Bác Hồ lịch sự trong công tác ngoại giao. C. Bác Hồ là người trung thực, lời nói đi đôi với việc làm. D. Cả ba đáp án trên. 20.Câu 18. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì? A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. B. Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. C. Mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. Cả ba đáp án trên 21.Câu 19: Hãy nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì, kết quả của hội nghị thành lập Đảng. 22.Câu 20: Nêu tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và những biện pháp mà Chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện để vượt qua tình thế đó. |