*** | Chat Online
18/12/2021 09:25:06

Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản đã đem lại kết quả cao nhất là gì


Câu 19. Sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản đã đem lại kết quả cao nhất là gì?

A. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.

B. Cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước.

C. Thu nhập bình quân đầu người vượt Mĩ.

D. Một số ngành công nghiệp dẫn đầu thế giới như công nghiệp chế tạo ô tô, khai thác khoáng sản.

Câu 20.  Để khắc phục những khó khăn sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã

A. thực hiện một loạt các cải cách dân chủ.

B. đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

C. thực hiện các kế hoạch 5 năm. 

D. tích cực phát triển thương mại.

Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cải cách quan trọng về chính trị mà Nhật Bản đã thực hiện là

A. ban hành Hiến pháp mới.

B. cải cách văn hóa

C. cải cách giáo dục

D. cải cách ruộng đất

Câu 22. Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX , sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được coi là hiện tượng "thần kì" vì

A. Tốc độ kinh tế của Nhật Bản vượt xa Mĩ và Tây Âu

B. Nhật Bản là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới

C. Đứng đầu thế giới về sản xuất những sản phẩm dân dụng

D. Từ nước bại trận, thiệt hại nặng nề đã vươn lên thành siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai thế giới.

Câu 23. Khi nhận được viện trợ của Mĩ từ “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ có sự chuyển biến như thế nào?

A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc Mĩ.                    B. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.

C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu.                D. Mĩ và Tây Âu đối đầu với nhau.

Câu 24. Xu hướng nổi bật của các nước Tây Âu từ năm 1950 là

A. sự liên kết chính trị giữa các nước trong khu vực     

B. sự liên kết về an ninh, quốc phòng giữa các nước khu vực.

C. sự liên kết về kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực           

D. sự liên kết về kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Câu 25. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì

A. kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

B. muốn xây dựng mô hình nhà nước tư bản mang bản sắc của châu Âu.      

C. bị cạnh tranh quyết liệt bởi kinh tế Mĩ, Nhật Bản. và Liên Xô.

D. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu.

Câu 26. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Mac-san, nền kinh tế các nước Tây Âu đã

A. phát triển nhanh chóng.                         B. có sự tăng trưởng.           

C. phát triển chậm chạp.                             D. được phục hồi.

Câu 27. Hiện nay, liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh là

A. Liên hợp quốc.                                         B. Liên minh châu Âu (EU).                      

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.   D. Diễn đàn hợp tác Á- Âu.

Câu 28. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ.         

B. Chống Liên Xô.   

C. Tham gia khối quân sự NATO.             

D. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Câu 29. Các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.           B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.   

C. Tổ chức Phòng thủ chung Đông Nam Á.          D. Tổ chức Hiệp ước Trung Đông.

Câu 30. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời cả hai tổ chức liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

A. Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô (cũ).       

B. Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển.     

C. Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực.

D. Đều được thành lập dựa trên quyết định của Hội nghị I-an-ta.

Câu 31.Trong những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu đạt được sự tăng trưởng nhanh chủ yếu là do

A. lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.         

B. áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

C. chi phí quốc phòng thấp (khoảng 1% GDP).  

D. nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của nước ngoài.

Câu 32. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

A. "Cách mạng xanh "

B. Phát minh sinh học

C. Phát minh hóa học

D. Tạo ra công cụ lao động mới

Câu 33. Tổ chức nào sau đây không phải là tiền thân của Liên minh châu Âu?

A. Cộng đồng thương mại – tài chính châu Âu

B. Cộng đồng than, thép châu Âu

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu

D. Cộng đồng kinh tế châu Âu

Câu 34.Các thành viên sáng lập ra Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) tháng 3 năm 1957 là

A. Pháp, Tây Đức, I - ta -li - a,  Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm -bua.

B. Anh, Pháp, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bỉ, I - ta -li - a,  Hà Lan.

C. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.

D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I - ta -li - a, Bồ Đào Nha.

Câu 35.Nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.

B. sự giúp đỡ của Liên Xô

C. được đền bù chiến phí từ các nước bại trận

D. tinh thần tự lực của nhân dân các nước Tây Âu

Câu 36. Sự liên kết khu vực Tây Âu khởi đầu là sự ra đời của tổ chức

A. Cộng đồng than, thép châu Âu.

B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập.

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

Câu 37. Nội dung nào không phải là chính sách về chính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tiến hành Tổng tuyển cử tự do.           

B. Củng cố chính quyền giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. Xóa bỏ cải cách tiến bộ.

D. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Câu 38. Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:

A. đã hoàn toàn kết thúc.                B. bước vào giai đoạn kết thúc.     

C. diễn ra vô cùng ác liệt                D. bùng nổ và ngày càng lan rộng.

Câu 39. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Mĩ.                                         B. Anh, Pháp, Liên Xô.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh.                                    D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.

Câu 40. Theo quy định của Hội nghị Ianta, vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Mĩ và Anh.                       B. Mĩ.             C. Pháp và Anh.       D. Liên Xô.

Câu 41. Một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc là

A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.         

B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.    

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.   

D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 42. Mục đích cao nhất của Liên hợp quốc là

A. phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc.

B. duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa các nước trên thế giới.

C. thực hiện sự hợp tác về quân sự, chính trị.     

D. thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

Câu 43. Khối quân sự NATO là tên viết tắt của:

A. khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương.            B. hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á        

C. khối quân sự ở Trung Cận Đông.                      D. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Câu 44. Biểu hiện của "Chiến tranh lạnh" là

A. Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.          

B. duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác mọi mặt giữa các nước trên thế giới.

C. thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.        

D. trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình.

Câu 45. Tại sao sau thời gian tiến hành Chiến tranh lạnh, cả Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về vị thế?

A. Phải tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí.  

B. Sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.      

C. Chi phí cho chạy đua vũ trang quá lớn, sự cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.       

D. Phải viện trợ cho các nước Đồng minh của mình.

Câu 46. Một trong những xu hướng của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt là:

A. điều chỉnh chiến lược phát triển lấy chính trị làm trọng điểm.

B. phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.

C. điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.          

D. điều chỉnh chiến lược phát triển lấy ngoại giao làm trọng điểm.

Câu 47. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Liên hợp quốc?

A. Khuyến khích các vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực tự do hành động.

B. Giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế.

C. Thúc đấy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

D. Giúp đỡ các nước về văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...

Câu 48. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng với những thỏa thuận đã dẫn đến hệ quả gì?

A. Một trật tự thế giới mới được hình thành- Trật tự hai cực I-an-ta.

B. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập.

C. Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc.

D. Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

Câu 49.  Cuộc cách mạng KH – KT lần thứ hai bắt đầu vào:

A. Những năm đầu TK XX                              B. Những năm 1930

C. Những năm 1940                                                 D. Những năm đầu TK XXI

Câu 50.  Phát minh có ý nghĩa quan trọng bật nhất về thành tựu kĩ thuật :

A. Máy tính điện tử.                                                B. Hệ thống máy tự động.    

C. Máy tự động.                                                      D. A, B, C đúng.

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn