Chọn đáp án đúng. Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là ai?Câu 7: Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là ai? A. Đoàn Nhữ Hải B. Trần Quang Khải C. Trương Hán Siêu D. Hồ Nguyên Trừng Câu 8: Ruộng đất của quý tộc, vương hầu do vua Trần ban cấp được gọi là gì? A. Điền trang B. Trang viên C. Tịch điền D. Thái ấp Câu 9: Quốc hiệu của nước ta dưới thời nhà Hồ là gì? A. Đại Ngu B. Đại Cổ Việt C. Đại Việt D. Đại Nam Câu 10: Ai là người được vua Trần cử trực tiếp làm tổng chỉ huy trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Trần Khánh Dư D. Trần Quang Khải Câu 11: Đoàn thuyền lương của quân Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy đã bị quân Trần đánh bại trong trận nào? A. Chương Dương B. Hàm Tử C. Vân Đồn D. Bạch Đằng Câu 12: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 1, quân đội nhà Trần đã chớp thời cơ mở cuộc phản công lớn ở đâu? A. Thiên Mạc B. Bình Lệ Nguyên C. Thăng Long D. Đông Bộ Đầu Câu 13: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. D. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. Câu 14: Nhằm hạn chế số ruộng đất của chủ đất theo quy định nhà nước, Hồ Quý Ly đã cho ban hành chính sách gì? A. Hạn nô B. Hạn điền C. Hạn ruộng D. Hạn thuế Câu 15: Tác phẩm “Phò giá về kinh” của tác giả nào? A. Vua Trần Nhân Tông B. Vua Trần Thái Tông C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Quang Khải Câu 16: Ai là người phế bỏ vua Trần, lập ra nhà Hồ? A. Hồ Nguyên Trừng B. Hồ Hán Thương C. Hồ Quý Ly D. Hồ Tông Thốc Câu 17: Dưới thời nhà Trần, cả nước được chia ra làm bao nhiêu lộ? A. 13 lộ B. 12 lộ C. 14 lộ D. 11 lộ Câu 18: Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương gì? A. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán. B. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long. C. Vườn không nhà trống. D. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược. Câu 19: Tại sao quân Nguyên bắt được quân sĩ của ta, thấy người nào cũng thích lên tay hai chữ “Sát Thát” thì tức giận, giết hạt rất nhiều? A. Quân Nguyên không hiểu ý nghĩa của chữ “Sát Thát” B. Hai chữ “Sát Thát” giúp quân Đại Việt được thần linh che chở C. Hai chữ “Sát Thát” thể hiện lòng quyết tâm giết giặc Mông Cổ D. “Sát Thát” là chữ của người Hán Câu 20: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào? A. Trả lại thư ngay. B. Tỏ thái độ giảng hòa. C. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. D. Đe dọa quân Mông Cổ Câu 21: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”, là câu nói nổi tiếng của vị tướng nào trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên dưới thời Trần? A. Trần Quang Khải B. Trần Khánh Dư C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Thủ Độ Câu 22: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương nào? A. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ B. Quân đội phải văn võ song toàn C. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông D. Quân phải đông nước mới mạnh Câu 23: Dưới thời Trần, ai là người tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 1? A. Vua Trần Nhân Tông B. Vua Trần Thái Tông C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Quang Khải Câu 24: Tác giả bộ “ Đại việt sử kí” dưới thời Trần là ai? A. Lê Văn Hưu B. Trương Hán Siêu C. Đoàn Nhữ Hải D. Phạm Sư Mạnh Câu 25: Dưới thời nhà Trần, cơ quan nào chịu trách nhiệm viết sử? A. Quốc sử viện B. Tôn nhân phủ C. Thái y viện D. Cơ mật viện Câu 26: Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc? A. Những thanh niên trai tráng B. Các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước C. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân D. Các vương hầu quý tộc Câu 27: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên chiến thắng nào vang dội, mãi mai đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất quật cường của dân tộc ta? A. Chiến thắng ở Đông Bộ Đầu B. Chiến thắng Vạn Kiếp C. Chiến thắng Vân Đồn D. Chiến thắng Bạch Đằng Câu 28: Đây là thương cảng buôn bán tấp nập, sầm uất dưới cả thời Lý và thời Trần? A. Thương cảng Hội An B. Thương cảng Thuận An C. Thương cảng Vân Đồn D. Thương cảng Hội Thống Câu 29: Tiền giấy đầu tiên ở nước ta được ban hành dưới thời nào? A. Nhà Lê B. Nhà Nguyễn C. Nhà Hồ D. Nhà Trần Câu 30: Dưới thời nhà Trần đã ban hành bộ luật gì? A. Hồng Đức B. Quốc triều hình luật C. Hình thư D. Gia long Câu 31: Tầng lớp nào nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền nhà Trần? A. Quý tộc vương hầu nhà Trần B. Nông dân C. Thương nhân D. Địa chủ có nhiều ruộng đất ở các địa phương Câu 32: Để tăng cường và hoàn thiện hơn về pháp luật, dưới thời Trần đã đặt thêm cơ quan gì để xét xử kiện cáo? A. Thẩm hình viện B. Tôn nhân phủ C. Khuyến nông sứ D. Hàn lâm viện Câu 33: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất dẫn tới 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi của vua tôi nhà Trần? A. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một lòng. B. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo và có những danh tướng tài ba D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ Câu 34: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu? A. Năm 1227 B. Năm 1228 C. Năm 1226 D. Năm 1225 Câu 35: Danh y nào dưới thời Trần đã nghiên cứu ra thuốc nam để chữa bệnh? A. Phạm Sư Mạnh B. Phan Phu Tiên C. Lê Hữu Trác D. Tuệ Tĩnh Câu 36: Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã chọn kinh đô ở đâu? A. Thăng Long B. Thanh Hóa C. Phú Thọ D. Cổ Loa Câu 37: Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” dưới thời Trần do ai viết? A. Trần Quang Khải B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Bình Trọng D. Trần Khánh Dư Câu 38: Trong lần thứ 2 tấn công sang nước ta, vị tướng nào của quân Nguyên được cử làm tổng chỉ huy? A. Thoát Hoan B. Toa Đô C. Ô Mã Nhi D. Triệu Tiết Câu 39: Dưới thời nhà Trần, các ngành thủ công nào do nhà nước quản lí? A. Nghề làm vũ khí, nghề mộc, nghề rèn B. Nghề làm gốm tráng men, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển C. Nghề dệt vải, nghề làm gốm, nghề làm bản in D. Nghề đóng thuyền, nghề xây dựng, nghề làm giấy Câu 40: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? A. Đánh chiếm Đại Việt để tấn công lên Nam Tống B. Đánh chiếm Đại Việt để mở đường đánh Chiêm Thành C. Thu phục Đại Việt và Chiêm Thành D. Mở rộng lãnh thổ Mông Cổ |