Trịnh Hòa | Chat Online
20/12/2021 21:12:59

Chọn đáp án đúng


II. PHẦN ĐỊA LÝ

Câu 1. Trên Trái Đất, nước ta nằm ở:

A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.

C. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.    D. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.

Câu 2: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

A. mũi tên chỉ hướng đông bắc.B. các đường kinh, vĩ tuyến.

C. mép bên trái tờ bản đồ.D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: Tỉ lệ bản đồ cho biết:

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.

D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 4: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

      A. Theo phương hướng trên bản đồ.

      B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.

      C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

      D. Là chỗ giao nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Câu 5: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:

A. Kinh tuyến Đông.        B. Kinh tuyến gốc.

C. Kinh tuyến Tây.D. Kinh tuyến 180o.

Câu 6Đâu không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Ngày đêm luân phiên           

B. Mùa trên Trái Đất
C. Giờ trên Trái Đất               

D. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

Câu 7. Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 6h thì ở Thủ đô Hà Nội là:

A. 12 giờ                        B. 13 giờ        C. 14 giờ      D.15 giờ

Câu 8. Khi khu vực giờ gốc là 10 giờ, ngày 23/1/2019 thì ở nước ta là:

A. 15 giờ              B. 16 giờ             

C. 17 giờ              D. 18 giờ

Câu 9: Một bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, vậy 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

A. 200km   B. 300kmC. 400km                 D. 500km

Câu 10: Tại sao người ta lại nói rằng: Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

A. Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái đất, còn ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái đất.

B. Nội lực có tác động làm cho bề mặt Trái đất trở nên gồ ghề, trong khi đó ngoại lực lại đi san phẳng những chỗ gồ ghề và thấp bề mặt Trái đất.

C. Ngoại lực có tác động làm cho bề mặt Trái đất trở nên gồ ghề, trong khi đó nội lực lại đi san phẳng những chỗ gồ ghề và thấp bề mặt Trái đất.

D. A, B đúng.

Câu 11. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

A. Rắn chắc.                                       B. Lỏng.            

C. Từ quánh dẻo đến rắn.                             D. Khí.

Câu 12. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?

A. 9.              B. 6.                     C. 8.                D. 7.

Câu 13. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A. Bão, dông lốc.                      B. Lũ lụt, hạn hán.

C. Núi lửa, động đất.                 D. Lũ quét, sạt lở đất.

Câu 14. Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào hoặc tách xa nhau.

C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

Câu 15. Trái Đất được cấu tạo gồm 3 lớp, đó là:

A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong          

B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất

C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi)            

D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti

Câu 16. Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa 2 địa điểm là bao nhiêu?

 A. 20 cm                                

B. 5cm

 

C. 50 cm

D. 25 cm

Câu 17. Ngoại lực và nội lực tạo là:

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 18. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở gần khu vực núi lửa cần?

A. Gia cố nhà cửa thật vững chắc                                   

 B. Đóng cửa ở yên trong nhà

 

C. Chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa

D. Nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực

Câu 19. Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là

A. trên 500m.       B. từ 300 - 400m.       

C. dưới 300m.       D. từ 400 - 500m.

Câu 20: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng:

A. Nam                        B. Đông                       C. Bắc                     D. Tây

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

A. Dạng địa hình nhô cao.               B. Đỉnh tròn và sườn dốc.

C. Độ cao không quá 200m.           D. Tập trung thành vùng.

Câu 22. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là

A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.

D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.

Câu 23. Đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới

A. 400m.             B. 500m.               C. 200m.               D. 300m.

Câu 24: Một bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000 thì 5cm trên bản đồ sẽ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?

A. 1km.                          B. 10km.             

C. 100km.                      D. 200km.

Câu 25: Khoảng cách thực địa giữa 2 điểm A và B là 400 km, khi thể hiện trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 2.000.000 thì khoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ là bao nhiêu cm?

A. 2cm.                          B. 20cm.              

C. 22cm.                        D. 4cm.

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn