Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấpCHỦ ĐỀ: HÔ HẤP HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp? A. Thanh quản B. Thực quản C. Khí quản D. Phế quản Câu 2. Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với A. họng và phế quản. B. phế quản và mũi. C. họng và thanh quản D. thanh quản và phế quản. Câu 3. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì ? A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ Câu 4. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng ? A. 4 lớp B. 3 lớp C. 2 lớp D. 1 lớp Câu 5. Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là A. lá thành. B. lá tạng. C. phế nang. D. phế quản. HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP Câu 6. Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng A. hai lần hít vào và một lần thở ra. B. một lần hít vào và một lần thở ra. C. một lần hít vào hoặc một lần thở ra. D. một lần hít vào và hai lần thở ra. Câu 7. Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào ? A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn B. Cơ đùi và cơ hoành C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu D. Cơ liên sườn và cơ hoành Câu 8. Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào? A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn Câu 9. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 10. Khi chúng ta thở ra thì A. cơ liên sườn ngoài co. B. cơ hoành co. C. thể tích lồng ngực giảm. D. thể tích lồng ngực tăng. CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA Câu 1. Chất nào dưới đây hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá thức ăn? A. Axit nuclêic B. Lipit C. Vitamin D. Prôtêin Câu 2. Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ? A. Thực quản B. Ruột già C. Dạ dày D. Ruột non Câu 3. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá ? A. Dạ dày B. Thực quản C. Thanh quản D. Gan Câu 4. Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá ? A. Dạ dày B. Ruột non C. Ruột già D. Thực quản Câu 5. Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào nằm liền dưới dạ dày ? A. Tá tràng B. Thực quản C. Hậu môn D. Kết tràng Câu 6. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào ? A. Ruột thừa B. Ruột già C. Ruột non D. Dạ dày Câu 7. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ? A. Vitamin B. Ion khoáng C. Gluxit D. Nước Câu 8. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến tuỵ B. Tuyến vị C. Tuyến ruột D. Tuyến nước bọt TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNGCâu 9. Trong nước bọt có chứa loại enzim nào ? A. Lipaza B. Mantaza C. Amilaza D. Prôtêaza Câu 10. Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt ? A. Họng B. Thực quản C. Lưỡi D. Khí quản Câu 11. Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu ? A. Hai bên mang tai B. Dưới lưỡi C. Dưới hàm D. Vòm họng Câu 12. Nước bọt có pH khoảng A. 6,5. B. 8,1. C. 7,2. D. 6,8. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY Câu 13. Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ bản? A. 3 lớp B. 4 lớp C. 2 lớp D. 5 lớp Câu 14. Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào? A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo Câu 15. Tuyến vị nằm ở lớp nào của dạ dày ? A. Lớp niêm mạc B. Lớp dưới niêm mạc C. Lớp màng bọc D. Lớp cơ Câu 16. Trong dạ dày, nhờ sự có mặt của loại axit nào mà pepsinôgen được biến đổi thành pepsin – enzim chuyên hoá với vai trò phân giải prôtêin ? A. HNO3 B. HCl C. H2SO4 D. HBr Câu 17. Trong dịch vị của người, nước chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích ? A. 95% B. 80% C. 98% D. 70% Câu 18. Trong dạ dày hầu như chỉ xảy ra quá trình tiêu hoá A. prôtêin. B. gluxit. C. lipit. D. axit nuclêic. Câu 19. Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại. B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. Câu 20. Thông thường, thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu? A. 1 – 2 giờ B. 3 – 6 giờ C. 6 – 8 giờ D. 10 – 12 giờ
|