Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cáchCâu 9: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 10: Các Vua nhà Lý thương về các địa phương để làm gì? A.Thăm hỏi nhân dân B. Cày tịch điền C.Thị sát tình hình sản xuất D. Đốc thúc việc thu thuế Câu 11: Việc nhà Trần khôi phục và phát triển kinh tế có tác dụng như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước? A. Đất nước bình yên B. Quân đội và lực lượng quốc phòng phát triển C. Kinh tế nhanh chóng phục hồi, nhân dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần D. Làm giàu cho vua, quan lại và địa chủ Câu 12: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã có âm mưu gì? A. Lo phòng thủ đất nước. B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận. C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu. D. Cho sứ giả sang Đại Việt, thực hiện chính sách giao bang hòa hảo.
Câu 13: Dưới thời Lý nghề thủ công nào phát triển nhất? A. Đúc đồng B. Làm gốm C. Làm giấy D. Dệt vải Câu 14: Văn Miếu được xây dựng vào năm: A. Năm 1070 B. Năm 1071 C. Năm 1072 D. Năm 1073 Câu 9: Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào? A. Kháng chiến chống quân Nguyên lần I B. Kháng chiến chống quân Nguyên lần II C. Kháng chiến chống quân Nguyên lần III D. Vào thời điểm sau khi đánh tan quân Nguyên Câu 15: Một bến cảng nổi tiếng được thành lập ở thời nhà Lý là A. Cửa Đại B. Vân Đồn C. Cam Ranh D. Cửa Ông Câu 16: Hành động thể hiện ý chí quyết chiến của quân đội nhà Trần là A. tổ chức hội nghị Diên Hồng B. tổ chức hội nghị Bình Than C. các chiến sĩ đều thích trên tay hai chữ “Sát Thát” D. tổ chức duyệt binh Câu 17: Bài thơ thần được xem bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta A. Nam quốc sơn hà B. Bình ngô đại cáo C. Đại Việt sử kí D. Hịch tướng sĩ Câu 18: Quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên lần II ở đâu? A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. B.Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu. D.Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng. Câu 19: Bị thất bại sau hai lần xâm lược Đại Việt, thái độ của vua Nguyên là A. không dám xâm lược Đại việt. B. cho sứ sang cống nạp C. đề nghị cho con trai sang ở rể. D. quyết tâm đánh Đại Việt lần ba. Câu 20: Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời: A. Nhà Ngô B. Nhà Đinh C. Nhà Tiền Lê D. Nhà Lý Câu 21: Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất? A. Đạo Nho B. Đạo Lão C. Đạo Phật D. Đạo Hồi Câu 22: Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo A. Đánh du kích B. Phòng thủ C. Đánh lâu dài D. “Tiến công trước để tự vệ” Câu 23: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? A. Năm 1075 B. Năm 1076 C. Năm 1077 D. Năm 1078 Câu 24: Tác giả của khúc khải hoàn ca “Tụng giá hoàn kinh sư” là A. Trần Hưng Đạo B. Trần Quang Khải C. Trần Thủ Độ D. Trần Thái Tông Câu 25: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, quân ta đã bắt sống tướng nào của quân Nguyên? A. Hốt Tất Liệt B. Toa Đô C. Thoát Hoan. D. Ô Mã Nhi Câu 26: Bộ Đại Việt sử kí gồm A. 15 quyển B. 20 quyển C. 25 quyển D. 30 quyển Câu 27: Ai đã dâng sớ lên vua Trần Dụ Tông đòi chém 7 tên nịnh thần A. Chu Văn An B. Trần Nhật Duật C. Nguyễn Phi Khanh D. Trần Khánh Dư Câu 28: Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của vị tướng nào ở thời Trần? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Anh Tông C. Trần Khánh Dư D. Trần Cảnh Câu 29: Nhà Trần triệu tập hội nghị Diên Hồng gồm A. Các vương hầu, quí tộc B. Đại biểu cho mọi tầng lớp C. Các bậc phụ lão D. Các quan lại trong triều Câu 30: Trong lần xâm lược Đại Việt lần thứ 3 nhà Nguyên huy đông lưc lượng A. Hơn 10 vạn quân B. Hơn 20 vạn quân C. Hơn 30 vạn quân D. Hơn 40 vạn quân Câu 31: Về văn hóa, giáo dục Hồ Qúi Ly cho dịch sách chữ Hán ra chữ A. Chữ Nho B. Chữ Nôm C. Chữ Quốc Ngữ D. Chữ Phạn Câu 32: Dòng sông nào đã ghi dấu ấn ba lần đánh bại quân xâm lược A. Sông Mã B. Sông Như Nguyệt C. Sông Bạch Đằng D. Sông Hồng Câu 33: Điền vào chỗ trống đoạn viết sau ……………về cuối đời đã tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và trở thành vị tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm Đại VIệt. A. Trần Nhân Tông B. Trần Thánh Tông C. Trần Thái Tông D. Trần DụTông Câu 34: Sau khi lên ngôi Vua Hồ Qúi Ly đã đổi quốc hiệu là A. Đại Cồ Việt B. Đại Việt C. Đại Ngu D. Việt Nam Câu 35: Đối với gia nô, nô tì Hồ Qúi Ly dã có cải cách A. Giải phóng thân phận nô lệ B. hạn chế nô tì C. Trả tự do cho gia nô D. nô tì không còn lệ thuộc quan lại Câu 36: Về kinh tế Hồ Qúi Ly đã ban hành chính sách A. Hạn điền B. Hạn nô C. Thuế sắt D. Thuế muối Câu 37: Năm 1396 Hồ Qúi Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền A. Tiền đồng B. Tiền bạc C. Tiền Mã D. Tiền vàng Câu 38: Người thầy thuốc nổi tiếng đã nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh là A. Lê Văn Hưu B. Tuệ Tĩnh C. Chu Văn An D. Hải thượng lãn ông Câu 39: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên là A. tự vũ trang đánh giặc B. Bắt sứ giả của giặc C. Chặn đánh địch khi chúng mới đến D. Thực hiện “ vườn không nhà trống” Câu 40: Rồng thời nào mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa A. Nhà Ngô B. Nhà Đinh- Tiền Lê C. Nhà Lý D. Nhà Trần Câu 41: Năm 1246, nhà Trần định lệ thi thái học sinh ( tiến sĩ) mấy năm 1 lần A. 7 năm 1 lần B. 8 năm 1 lần C. 9 năm 1 lần D. 10 năm 1 lần Câu 42: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên? A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên . B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới Câu 43: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên? A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến B. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo D. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ Câu 44: Tầng lớp nào đông đảo nhất trong xã hội A. Quan lại B. Địa chủ C. Qúy tộc D. Nông dân Câu 45: Vào nửa sau thế kỉ XIV sự ăn chơi của vua quan nhà Trần làm cho đê vỡ mấy lần ? A. 8 lần B. 9 lần C. 10 lần D. 11 lần Câu 46: 4 câu thơ dưới đây của ai? Ruộng đất ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu? ….. Lưới chài quan lại còn vơ vét Máu thịt nhân dân cản nửa rồi A. Chu Văn An B. Trần Dụ Tông C. Nguyễn Phi Khanh D. Trần Khánh Dư Câu 47: Di tích thành nhà Hồ được xây dựng ở đâu ? A. Cao Bằng. B. Lạng Sơn. C. Thanh Hóa. D. Bắc giang Câu 48: Qua cải cách Hồ Qúi Ly cho ta thấy ông là người như thế nào? A. Cơ hội. B. Bất tài, tiến thân được nhờ vào sự ưu ái của 2 người cô C. Có tài và yêu nước thiết tha D. Chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình và dòng họ Câu 49: Câu nói “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.” của ai? A. Lý Thường Kiệt. B. Lý Kế Nguyên . C. Thân Cảnh Phúc. D. Tông Đản. Câu 50: Nhà Trần thành lập thời gian nào? A. Năm 1226 B. Năm 1227 C. Năm 1228 D. Năm 1229 Câu 51: Quân đội thời Trần được tuyển chọn theo chủ trương nào? A. Quân đội đông. mạnh B. Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông C. Quân vừa đông vừa tinh nhuệ D. Quân văn võ song toàn Câu 52: Điểm giống nhau về cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần với thời Lý A. Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền B. Đứng đầu nhà nước là vua và Thái thượng hoàng C. Đều có chức Hà đê sứ D. Giúp việc cho vua có quan đại thần, quan văn. quan võ Câu 53: Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh vua Trần đã quyết định như thế nào? A. Lui quân để bảo toàn lực lượng B. Dân biểu xin hàng C. Cho sứ giả cầu hòa D. Vừa chuẩn bị lực lượng phản công Câu 54:Vì sao địa vị của nhà nho ngày càng được nâng cao ? A. Nho giáo ngày càng phát triển B. Nhà nho giữ những chức vụ quan trọng C. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước D. Nhà nho được trọng dụng Câu 55: Câu nhận xét của của nhà nho Lê Văn Hưu : Nhân dân quá nữa làm sư . vào thế kỉ thứ mấy ? A. Thế kỉ XIV B. Thế tỉ XV C. Thế kỉ XVI D.Thế kỉ XVI |