Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất về« CÂU HỎI GDCD · Lớp 10 Làm giúp mình 20 câu trắc nghiệm này nha thanks . Câu 1: Triết học là hệ thống các quan điểm, lí luận chung nhất về A. xã hội loài người, được ghi chép lại thành hệ thống. B. khoa học, được nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau. C. thế giới, được hình thành và phát triển trong lịch sử. D. thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. . Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật? A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. B. Có thực mới vực được đạo. C. Có bột mới gột nên hồ. D. Trăm hay không bằng tay quen. . Câu 3: Quan niệm cho rằng thế giới vật chất tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người là quan điểm của thế giới quan A. thần thoại. B. duy tâm. C. duy vật. D. tôn giáo. . Câu 4: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. tôn giáo. B. thế giới quan. C. phương pháp luận. D. nhân sinh quan. . Câu 5: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thuyết bất khả tri. B. Thuyết nhị nguyên luận. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. . Câu 6: Quan niệm “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan? A. Duy vật. B. Biện chứng. C. Siêu hình. D. Duy tâm. . Câu 7: Quan điểm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật? A. Vật chất là cái quyết định ý thức. B. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức. C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại khách quan. . Câu 8: Quan điểm nào dưới đây phù hợp với thế giới quan duy tâm? A. Vật chất tồn tại khách quan. B. Vật chất là cái quyết định ý thức. C. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. D. Vật chất tồn tại độc lập với ý thức. . Câu 9, Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Nhị nguyên luận. D. Duy tân. . Câu 10: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ? A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân. . Câu 11: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? A. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên. B. Chỉ tồn tại ý thức. C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện. D. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. . Câu 12: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng? A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Sông có khúc, người có lúc. C. Cha nào con nấy. D. Sống chết có mệnh. . Câu 13: Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng là quan điểm của phương pháp luận A. triết học. B. logic. C. biện chứng. D. lịch sử. . Câu 14: Quan điểm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách phiến diện cô lập là quan điểm của A. duy tâm. B. duy vật. C. siêu hình. D. biện chứng. . Câu 15: Quan niệm nào sau đây thể hiện phương pháp luận siêu hình? A. Rút dây động rừng. B. Cha nào, con nấy. C. Tre già măng mọc. D. Môi hở răng lạnh. . Câu 16: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. vận động. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển. . Câu 17: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. phát triển. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển . Câu 18: Việc áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác đó là biểu hiện của cách xem xét các sự vật và hiện tượng theo phương pháp luận A. Duy tâm. B. Duy vật. . Biện chứng. D. Siêu hình. . Câu 19: Nội dung nào dưới đây phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khi nói về vận động? A. Sự vật và hiện tượng lặp đi lặp lại. B. Sự vật và hiện tượng không biến đổi. C. Sự vật và hiện tượng phụ thuộc vào con người. D. Sự vật và hiện tượng không ngừng biến đổi. . Câu 20: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là thuộc tính vốn có, mà nó còn là A. phương thức tồn tại. B. cách thức diệt vong. C. quan hệ tăng trưởng. D. lý do tồn tại. |