Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện, sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộcCâu 1. Thời kì An Dương Vương gắn với câu chuyện, sự tích nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc? A. Thánh Gióng. B. Mị Châu – Trọng Thủy. C. Âu Cơ – Lạc Long Quân. D. Bánh chưng – bánh giày. Câu 2: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: A. Voi B. Trâu, bò C. Thuyền D. Xe ngựa Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương? A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. Nhà nước tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 4. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở: A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay). C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay). D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay). Câu 5. Ai đã lãnh đạo nhân dân Âu Việt và Lạc Việt kháng chiến chống quân Tần xâm lược? A. Lý Bí. B. Thục Phán. C. Phùng Hưng. D. Ngô Quyền. Câu 6. Theo tương truyền, nỏ Liên Châu do ai chế tạo? A. An Dương Vương. B. Cao Lỗ. C. Cao Thắng. D. Khu Liên. Câu 7.Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang bao gồm: A. bánh mì, rau quả, thịt, cá. B. cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. C. bún, phở, đậu, ngô, khoai, sắn. D. khoai, đậu, tôm, cá, miến. Câu 8.Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang là gì? A. Săn bắt thú rừng. B. Trồng lúa nước. C. Đúc đồng. D. Làm đồ gốm. Câu 9. Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm: A. 15 bộ. B. 15 châu/quận. C. 13 đạo thừa tuyên. D. 15 chiềng, chạ. Câu 10. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước cổ đại nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. Câu 11. Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào? A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân. B. Thiết lập An Nam đô hộ phủ để cai trị Âu Lạc. C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã. Câu 12. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân Việt Nam. B. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, tập quán của Trung Quốc. C. Cử quan lại người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc. D. Để cho nhân dân Việt Nam được hưởng quy chế tự trị. Câu 13. Sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ trung ương đến địa phương? A. Châu → quận → huyện → làng, xã. B. Quận → châu → huyện → làng, xã. C. Quận → huyện → châu → làng, xã. D. Làng, xã → huyện → quận → châu. Câu 14. Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kì Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa: A. người Việt với chính quyền đô hộ. B. nô tì với địa chủ, hào trưởng. C. nông dân lệ thuộc với hào trưởng. D. nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc. Câu 15. Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào? A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý. B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối. C. Vơ vét sản vật, nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và rượu. D. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập các đồn điền cao su. Câu 16. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân Việt Nam phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì? A. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông. B. Khai hóa văn minh cho người Việt. C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa. D. Mở mang dân trí, trình độ hiểu biết cho người Việt. Câu 17. Ý kiến không lí giải đúng cho sự bảo tồn của bản sắc văn hóa Việt trước chính sách “đồng hóa” của các triều đại phong kiến phương Bắc? A. Người Việt phát huy được bản lĩnh trí tuệ của mình. B. Sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng Tiếng Việt. C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân ta. D. Truyền thống phụ hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán. Câu 18. Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại? A. Những cuộc đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc. B. Tiếng Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục tập quán vẫn được bảo tồn. C. Đứng đầu là xã là tù trường, hào trường người Việt. D. Lễ hội diễn ra thường xuyên. Câu 19: Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình, người Việt đã A. học chữ Hán và viết chữ Hán. C. chỉ sử dụng tiếng nói của tổ tiên mình. B. không chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết ngoại lai. D. tiếp thu chữ Hán, nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt. Câu 20. Đây là câu nói của nhân vật lịch sử nào? “Tôi muốn cưỡi gió đạp sóng, chèm cả kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt trước người đời, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?" A. Trưng Trắc B. Trưng Nhị C. Bà Triệu D. Lê Chân Câu 21. Xác định câu đúng về nội dung lịch sử: A. Mùa xuân năm 42, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi. B. Trưng Trắc được suy tôn làm “Lệ Hải Bà Vương”, đóng đó ở Mê Linh. C. Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nên nước Vạn Xuân, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). D. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan không chỉ lan rộng ra phạm vi cả nước mà còn được cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng. Câu 22. Nghĩa quân làm chủ vùng đất Đường Lâm, chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị trong vòng 9 năm. Đây là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Lý Bí. B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. D. Khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 23. Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là A. động Khuất Lão. B. cửa sông Tô Lịch C. thành Long Biên. D. đầm Dạ Trạch. Câu 24. Vì sao nhân dân lại hưởng ứng cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng? A. Vì ngưỡng mộ hai bà B. Vì căm phẫn chế độ độc tài C. Vì căm giận chế độ áp bức, bóc lột tàn tệ của nhà Đông Hán. D. Vì yêu nước Câu 25. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang? A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Tục làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ, tết. D. Tục xăm mình, nhuộm răng đen của người Việt cổ. Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp. C. Nhu cầu chống ngoại xâm. D. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp. Câu 27. Năm 208 TCN, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay diễn ra sự kiện gì? A. Nhà nước Âu Lạc ra đời. B. Nhà nước Văn Lang ra đời. C. Quân Tần tấn công nước Văn Lang. D. An Dương Vương rời đô về Phong Châu. Câu 28. Kinh đô của nước Âu Lạc (Phong Khê) tương ứng với địa danh nào hiện nay? A. Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. B. Xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. C. Xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. D. Xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Câu 29: Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì? A. Lạc hầu B. Lạc tướng C. Bồ chính D. Xã trưởng Câu 30: Thành Cổ Loa được xây dựng hình chôn ốc với mục đích gì? A. Để thuận tiện cho việc đi lại trong thành B. Để phù hợp với địa hình C. Để tránh bị ngập nước D. Để phòng vệ 1. Tự luận Câu 1: Trình bày đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân thời kì Văn Lang, Âu Lạc. Câu 2: Theo em, vì sao trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta không bị “đồng hóa?” Câu 3: Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời kì Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay? |