Biểu hiện của sự kiên trì làCâu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là A. miệt mài làm việc. B. thường xuyên làm việc. C. quyết tâm làm đến cùng. D. tự giác làm việc. Câu 3: Trái với siêng năng, kiên trì là A. lười biếng, chóng chán. B. trung thực, thẳng thắn. C. cẩu thả, hời hợt. D. cả A và C. Câu 4: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta A. thành công trong công việc. B. uy tín cao trong xã hội. C. bản thân cảm thấy yêu đời hơn. D. tự tin trong mọi công việc. Câu 5: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì? A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà. B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao. C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt. D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới. Câu 6: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người? A. Đức tính khiêm nhường. B. Đức tính tiết kiệm. C. Đức tính trung thực. D. Đức tính siêng năng. Câu 7:V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dạy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiên đức tính nào dưới đây? A. Siêng năng, kiên trì. B. Thích thể hiện bản thân. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Dũng cảm, trung thực. Câu 8: N là lớp trưởng của lớp 7A.Tuần vừa rồi, N đã tự đánh giá bản thân mình chưa tốt ở vài điểm, hứa với cô giáo chủ nhiệm và cả lớp sẽ khắc phục những điểm đó. Việc làm của N thể hiện N là người như thế nào? A. N biết yêu thương người khác. B. N có đức tính kiên trì. C. N đã biết tự nhận thức bản thân. D. N rất chăm chỉ, siêng năng. Câu 9: Bạn học sinh nào dưới đây đã biết tự nhận thức bản thân? A .Sau giờ học, N thường đi đá bóng tối mịt mới về. B. L học kém môn toán nên thường chép bài bạn trong giờ kiểm tra. C. Do học kém tiếng Anh, nên P chủ động học thêm, rèn luyện kĩ năng giao tiếp. D. M luôn cho rằng mình đúng, không tiếp thu sự góp ý của mọi người. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về khái niệm “tình huống nguy hiểm”? A. Là những sự việc bất ngờ xảy ra. B. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người. C. Có thể gây nên những thiệt hại vật chất cho cộng đồng xã hội. D. Là những sự việc diễn ra theo kế hoạch, có chủ đích của con người. Câu 11: Tình huống nào dưới đây là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên? A. Lũ lụt. B. Trộm cắp. C. Bạo lực gia đình. D. Xâm hại tình dục. Câu 12: Số điện thoại 113 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào? A.Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em B. Cấp cứu y tế. C. Công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự. D. Cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Câu 13: Khi gặp mưa dông, lốc, sét, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây? A. Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét. B. Tắt thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…). C. Nếu đang đi ngoài đường, cần thanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn D. Nếu đang đi ngoài đường, hãy nhanh chóng tìm tới các gốc cây to để trú ẩn. Câu 14. Tình huống nguy hiểm nào được mô tả trong bức tranh dưới đây? A. Bạo lực gia đình. B. Bạo lực học đường. C. Bắt cóc. D. Cướp giật tài sản. Câu 15: Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người? A. L lên xe của một người đàn ông lạ mặt khi ông ấy đề nghị đưa L về nhà. B. Khi bị người đàn ông lạ mặt chạm vào vùng nhạy cảm, B sợ hãi, không dám nói với ai. C. Nhà ông K bị trộm đột nhập, lấy đi nhều tài sản, nhưng ông K không dám báo công an. D. Khi phát hiện có hỏa hoạn, A nhanh chóng thông báo cho mọi người và gọi số 114. Câu 16: Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Đang có mưa lớn, B rủ các bạn cùng lớp ra sân trường tắm mưa. B. P khuyên các bạn không bơi lội trên sông suối khi có lũ quét, lũ ống. C. L vẫn thản nhiên sử dụng các thiết bị điện tử khi ngoài trời mưa giông, lốc,sét. D. Dù dự báo sắp có mưa bão lớn, gia đình ông B vẫn cho thuyền ra khơi đánh cá. Câu 17: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường. C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Nguy hiểm từ xã hội. Câu 18:Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 19:Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội. Câu 20:Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần A. bình tĩnh. B. hoang mang. C. lo lắng. D. hốt hoảng. Câu 21:Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 22: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên A. không đi một mình nơi vắng người. B. luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ. C. có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ. D. cả A, B, C đều đúng. Câu 23: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào? A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng. B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin. C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc. D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai. Câu 24 :Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào? A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn. B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã. D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh. Câu 25: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là A. tiết kiệm. B. hà tiện. C. keo kiệt. D. bủn xỉn. Câu 26: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta A. làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. B. sống có ích. C. yêu đời hơn. D. tự tin trong công việc. Câu 27: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động. B. Xài thoải mái. C. Làm gì mình thích. D. Có làm thì có ăn. Câu 28: Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta A. ổn định, ấm no, hạnh phúc. B. bủn xỉn và bạn bè xa lánh. C. tiêu xài tiền bạc thoải mái. D. bạn bè trách móc cười chê. Câu 29: Hành động nào dưới đây biểu hiện sự tiết kiệm? A. Sắp xếp thời gian làm việc khoa học. B. Chi tiêu hợp lí. C. Bảo vệ của công. D. Tất cả đáp án trên. Câu 30: Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm? A. Tiêu xài hoang phí. B. Chi tiêu hợp lí. C. Bảo vệ của công. D. Bảo quản đồ dùng. Câu 31: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 32: Chọn câu phát biểu đúng? A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm. B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và mình đòi bố mẹ mua những gì mình thích. C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm, khi lớn đi làm thì tiêu xài thoải mái. D. Tất cả đều đúng. Câu 33: Đối lập với tiết kiệm là A. xa hoa, lãng phí. B. cần cù, chăm chỉ. C. cẩu thả, hời hợt. D. trung thực, thẳng thắn. Câu 34: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì? A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng. B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ. C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghỉ cho gia cảnh nhà mình. D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng. Câu 35: Bên cạnh cái ao nhà A trồng mấy luống rau, hằng ngày bố bạn A không lấy nước ao để tưới rau mà lấy nước sạch sử dụng trong gia đình để tưới rau, trong khi không đủ nước sạch để sinh hoạt. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn A em sẽ khuyên bố như thế nào? A. Khuyên bố dùng nước ao để tưới rau. B. Không nói gì cả, đó là việc của bố. C. Em đồng tình với việc làm đó của bố. D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố. Câu 36: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình. D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. Câu 37: Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì? A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa. C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát. D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm. |