Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp có vị thế thấp nhất làCâu 5. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp có vị thế thấp nhất là A. Tăng lữ. B. Vương công-vũ sĩ. C. Người bình dân. D. Những người thấp kém nhất trong xã hội. Câu 6. Đâu là chữ viết của người Hy Lạp, La Mã cổ đại? A. Chữ tượng hình B. Chữ cái La-tinh. C. Chữ Phạn D. Chữ giáp cốt. Câu 7. Nền kinh tế chính của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á là A. nông nghiệp trồng lúa nước C. thủ công nghiệp. B. thương nghiệp. D. công thương nghiệp Câu 8. Kinh đô của nhà nước Âu Lạc ở A. Bạch Hạc - Việt Trì - Phú Thọ. B. Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội C. Mê Linh - Hà Nội. D. Hoa Lư - Ninh Bình Câu 9: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kỳ Bắc thuộc? A. Thành Cổ Loa. B. Thành Luy Lâu. C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La Câu 10: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là A. Thứ sử. B. Thái thú. C. Huyện lệnh. D. Tiết độ sứ Câu 11. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. B. Nắm độc quyền về sắt và muối. C. Di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt. D. Bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý. Câu 12. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là A. sản xuất muối. B. buôn bán qua đường biển C. trồng lúa nước. D. đúc đồng, rèn sắt. Câu 13. Tên gọi nước ta thời thuộc Hán: A. An Nam đô hộ phủ B. Giao Châu C. Cửu Chân D. Giao Chỉ Câu 14: Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về A. Hương liệu B. Vàng bạc C. Muối và sắt D. Trầm hương Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề. B. Chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo. C. Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý. D. Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại Câu 16. Công trình kiến trúc tiêu biểu của nhà nước La Mã cổ đại là A. đấu trường Cô-li-dê B. Kim tự tháp C. đền Pác-tê-nông D. vườn treo Ba-bi-lon Câu 17. Nhà nước cổ đại đầu tiên của người Việt là A. Phù Nam. B. Âu Lạc. C. Chăm–pa. D. Văn Lang. Câu 18: Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào? A. Nhà Triệu. B. Nhà Hán. C. Nhà Ngô. D. Nhà Đường. Câu 19. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Làm gốm. B. Đúc đồng. C. Làm mộc D. Làm thủy tinh. Câu 20. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc? A. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán. B. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt. C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt. D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến Câu 21. Một trong những hải cảng sầm uất ở Đông Nam Á những thế kỉ đầu công nguyên là A. Óc Eo. B. Pi-rê. C. Am-xtét-đam. D. Mác-xây. Câu 22. Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII, ở khu vực Đông Nam Á xuất hiện một số quốc gia sơ kì như A. Văn Lang, Chăm-pa, Phù Nam. B. Ăng-co, Sri Vi-giay-a, Đại Việt. C. Ma-ta-ram, Pa-gan, Đại Việt. D. Ăng-co, Ma-ta-ram, Pa-gan. Câu 23. Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quóc Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là A. Con đường tơ lụa. B. Con đường gốm sứ. C. Con đường xạ hương D. Con đường Gia vị. Câu 24. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo, như A. Ấn Độ giáo, Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. C. Đạo giáo, Nho giáo. D. Nho giáo, Hin-đu giáo Câu 25: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á? A. Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã sáng tạo ta chữ viết trên cơ sở chữ Ấn Độ. B. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra tôn giáo riêng là: Phật giáo, Hin-đu giáo. C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á. D. Kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi Câu 26. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Phù Nam. Câu 27. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. sản xuất thủ công nghiệp. B. trao đổi, buôn bán qua đường biển. C. sản xuất nông nghiệp. D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ. Câu 28. Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang? A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai. B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết. C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Chưa có quân đội, luật pháp Câu 29. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ởA A. vùng cửa sông Bạch Đằng. B. Phong Châu. C. vùng cửa sông Tô Lịch. D. Phong Khê. Câu 30. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay) Câu 31. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603) đã A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam. B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt. C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô. D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 60 năm. Câu 32. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều hương liệu, sản vật quý đã để lại hậu quả gì? A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ. B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn. C. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. D. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu Câu 33. Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục A. thờ cúng tổ tiên. B. thờ thần – vua. C. ướp xác. D. thờ phụng Chúa Giê-su |